Hiệu trưởng tất cả các trường THPT ở TP.HCM sẽ tự tuyển giáo viên sau năm 2020.Từ nay tới năm 2020 Sở tiếp tục phân cấp đối các trường chuyên, năng khiếu và 24 trường phổ thông tự tuyển dụng giáo viên.
> Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển đội ngũ giáo viên và đẩy mạnh ứng dụng tin học trong giảng dạy
> Bộ GD&ĐT: Kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục cải cách
Hai trường được phân cấp tự tuyển dụng giáo viên đầu tiên là Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Theo lộ trình mà Sở GD&ĐT TP.HCM đặt ra, từ nay tới năm 2020 Sở tiếp tục phân cấp đối với trường chuyên, năng khiếu và 24 trường phổ thông tự tuyển giáo viên. Sau năm 2020 tất cả các trường THPT ở TP.HCM sẽ tự tuyển giáo viên.
Sở GD&ĐT TP.HCM cho hay, tính tới năm 2016 đã có 14 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường mầm non trực thuộc được phân cấp tuyển dụng.
Sở đã chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp sau khi được phê duyệt. Các đơn vị tự tính toán số người làm việc theo quy định, được tuyển chọn nhân sự và hợp đồng lao động trên cơ sở đảm bảo định biên hiện có và số vị trí việc làm phát sinh để đơn vị đảm bảo hoạt động.
Về tự chủ tài chính, hiện đã có 5 đơn vị đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, 1.223 đơn vị đảm bảo một phần chi phí hoạt động, chỉ còn 98 đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.
Từ năm 2017, TP.HCM hủy bỏ yêu cầu bản sao hộ khẩu thường trú tại TP.HCM trong hồ sơ tuyển dụng viên chức. Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng hủy bỏ điều kiện có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM khi tuyển dụng công chức.
Do số học sinh tăng trung bình mỗi năm từ 50.000 - 60.000 em, nhu cầu tuyển dụng giáo viên ở TP.HCM khá lớn.
Năm 2018-2019, TP.HCM có nhu cầu tuyển dụng hơn 5.000 giáo viên, trong đó, bậc THPT là 363 giáo viên, bậc mầm non là 1.522 giáo viên, tiểu học là 1.752 giáo viên, THCS là 1.425 giáo viên.
Theo VietNamNet - Kênh tuyển sinh
> Cô giáo dạy đánh vần ‘kiểu mới’ cho học sinh lớp 1
> ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chưa thu học phí vì chờ phê duyệt đề án tự chủ tài chính