Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 - DIEM THI DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC
Tin liên quan:
Mặc dù định mức ngân sách cho học sinh tại các trường công lập ở Hà Nội tăng hàng năm, song lãnh đạo nhiều trường học của Hà Nội cho rằng mức học phí thấp và duy trì trong thời gian dài như như hiện nay là bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nhà trường.
Nhiều trường công lập tại Hà Nội cho rằng mức thu học phí như hiện nay là thấp, nhiều bất cập. Ảnh: Q.Huy
Lạc hậu như học phí
Mức thu từ học phí của Hà Nội tồn tại hơn 10 năm qua (từ năm 2000), khiến nhiều trường công lập luôn phải “xoay sở” để hoạt động, khó phát triển theo yêu cầu của xã hội. Trường THCS Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn) là một ví dụ. Ông Phan Lâm Hỷ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Hiện nay, nhà trường thu học phí của học sinh có bố mẹ là công chức 20.000đ/tháng, làm nông nghiệp 2.000đ/tháng, hộ nghèo 4.000đ/tháng… Mức học phí này đã quá lỗi thời trong khi giá cả mọi thứ đã biến động rất nhiều. Học phí như vậy là quá bất cập. Nói thật, học phí này hầu như không giúp được nhiều cho sự phát triển của trường. Ngoài ra, học sinh học thêm chỉ được thu không quá 70.000đ/tháng, tính ra mỗi em đóng vài nghìn đồng/buổi”.
Mặc dù Trường THCS Phủ Lỗ có gần 1.000 học sinh đang theo học, nhưng nhà trường luôn phải “tằn tiện” chi tiêu. Ông Hỷ chia sẻ: “Theo tôi, đầu tư không cao, chất lượng dạy và học không thể cao. Lương giáo viên tăng nhưng không đáng kể, thu nhập ở trường thấp khiến nhiều giáo viên “nhấp nhổm” chỉ muốn dạy thêm ở nhà vì ai cũng muốn nâng cao thu nhập trong thời cảnh tăng giá. Nguồn thu từ học phí, ngân sách nhà nước, trường phải “tằn tiện” lắm mới đủ cho các hoạt động chính. Còn những công việc như biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao, khen thưởng học sinh... cũng phải cố gắng kinh phí duy trì mà không dám thu từ học sinh. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, trường mời các chuyên gia về bồi dưỡng giáo viên. Việc đi lại, thù lao cho các chuyên gia tăng nên trường cũng phải cân đối để lo liệu”.
Từ ngày sáp nhập về Hà Nội, Trường mầm non Minh Quang (huyện Ba Vì) được hưởng ngân sách mỗi năm một tăng. Tuy nhiên, nguồn thu từ học phí không đáng kể khiến trường miền núi này có tới 600 trẻ học chủ yếu tại điểm lẻ, điểm học nhờ ở xã. Bà Nguyễn Thị Hiếu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Theo quy định của Chính phủ, từ năm học trước, khối mầm non được miễn học phí. Còn khối nhà trẻ, chỉ có 51/62 cháu là đóng học phí. Mức thu từ học phí khoảng 13 triệu đồng, còn phải nộp lại cho kho bạc (40%) để chi hỗ trợ thu nhập. Ngân sách thành phố cấp hơn 2 triệu đồng/cháu cũng chỉ đủ duy trì hoạt động. Cơ sở vật chất của trường thiếu thốn, nếu như mua đúng danh mục đồ dùng, đồ chơi theo quy định thì nhà trường không đủ tiền mua. Trong khi địa phương không có bất kỳ khoản hỗ trợ nào”.
Nên tăng học phí?
Khi được hỏi về mức học phí hiện nay, nhà giáo Nguyễn Hữu Chiệu, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm) cho rằng: “Nhiều hiệu trưởng nói với tôi rằng thu cho có, chứ thấp như thế việc gì phải thu cho “mang tiếng”. Học phí theo tháng chỉ hơn tiền vé gửi xe của học sinh chút ít. Chuyện học phí thấp cũng đã được bàn thảo, hội thảo nhiều lần rồi, nhưng chưa có chuyển biến gì. Theo tôi, lương tăng thì phải tăng học phí. Tuy nhiên cũng cần phải tính toán kỹ, phù hợp với thu nhập người dân. Bởi trong bối cảnh hiện nay, họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước cũng cần quản lý chặt chẽ hơn nguồn ngân sách, để tránh lãng phí, dùng tiền ngân sách kém hiệu quả”.
Dù không phải “đau đầu” như các trường công lập, song nhiều năm trong ngành giáo dục nên PGSVăn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh) thấu hiểu “nỗi khổ” của các trường công. Theo PGS Văn Như Cương: “Học phí các trường công lập hiện quá thấp, tồn tại lâu như vậy là điều hết sức vô lý. Trong khi mọi thứ tăng cao, thì học phí vẫn cứ “nằm ì”. Học phí ít, trường thiếu kinh phí nên phải huy động đóng góp xây nhà vệ sinh, tiền nước uống… lại bị xã hội lên án lạm thu. Học phí thấp lại còn phải trích nộp lại cho nhà nước. Nên tăng học phí để giảm sức ép cho nhà trường, nâng học phí cao thì phải giảm các khoản thu khác giống như các trường dân lập, ngoài học phí ra không phải đóng thêm các khoản khác. Tăng thế nào cho hợp lý cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Cho rằng, mức học phí hiện nay còn thấp, cần phải nâng lên để nhà trường có thêm nguồn kinh phí cho các hoạt động, song bà Nguyễn Thị Hiếu, Hiệu trưởng Trường mầm non Minh Quang cũng tỏ ra lo lắng: “Bây giờ số học sinh của trường phải đóng học phí đã ít như vậy rồi, nếu tăng học phí chắc chắn sẽ giảm đi nhiều. Phụ huynh luôn có tư tưởng làm sao cho con đi học không phải đóng tiền gì, nên nếu tăng học phí họ sẽ không cho con đi học mà để con ở nhà. Khi nào đến tuổi mẫu giáo mới cho con đến lớp, vì khi đó các cháu sẽ không phải đóng học phí”.
Năm học 2011-2012, các đơn vị công lập tại Hà Nội thực hiện theo các quyết định thu chi học phí của từng địa phương: Hà Nội (cũ), Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), huyện Lương Sơn (Hòa Bình) ban hành trước khi hợp nhất. Mức học phí của Hà Nội (cũ) do UBND thành phố ban hành từ năm 2002 (có bổ sung năm 2003) theo học sinh/tháng như sau:
Cấp mầm non: nhà trẻ 70.000đ; Mẫu giáo 50.000đ; Cha và mẹ làm nông nghiệp 15.000đ; Hộ nghèo nhà trẻ 20.000đ; Hộ nghèo mẫu giáo 15.000đ.Cấp THCS: 20.000đ; Cha mẹ làm nông nghiệp 15.000đ; Hộ nghèo: 4.000đ.Cấp THPT: 30.000đ; Cha mẹ làm nông nghiệp: 25.000đ; Hộ nghèo: 8.000đ.
Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới
Những chủ đề đang được quan tâm:
DIEM THI - DIEM THI DAI HOC 2012 - DIEM THI DAI HOC - XEM DIEM THI
DIEM CHUAN - DIEM CHUAN DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC 2012
TUYEN SINH - TUYỂN SINH - CHI TIEU TUYEN SINH 2012
Kênh Tuyển Sinh
(Theo: hanoimoi)