Theo đó, các trường ĐH, CĐ bắt đầu được đăng ký mở ngành mới với những điều kiện khắt khe hơn trước. Cụ thể, việc xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành được thực hiện vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra, thẩm định lại tại cơ sở đào tạo.

Cụ thể, để được mở ngành đào tạo trình độ ĐH, các trường cần có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký;

Ngoài ra, trường ĐH muốn mở ngành đào tạo phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ ĐH; có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ ĐH. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo.

Điều kiện để mở ngành đào tạo trình độ CĐ cũng gồm các yêu cầu về giảng viên, chương trình đào tạo, tên ngành đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đơn vị quản lý chuyên trách, quy chế tổ chức và hoạt động, thực hiện quy chế tuyển sinh..

 

Bộ GD&ĐT cho mở ngành ĐH, CĐ trở lại - Ảnh 1

Hình minh họa

Bộ GD&ĐT cho biết, cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi xảy ra một trong những trường hợp sau: Không tuyển sinh được trong 3 năm liên tiếp; tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo; người cho phép mở ngành không đúng thẩm quyền; vi phạm quy định của pháp luật về GD bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở đào tạo bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Có hành vi gian lận để được phép mở ngành đào tạo; hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi…

 
 
Đỗ Hợp – Tiền Phong