Bạn yêu thích thiết kế nghệ thuật? Bạn mong muốn trở thành một Creative Director? Vậy thì bạn cần xem ngay bộ phỏng vấn này để làm hành trang trong mùa tuyển dụng. Hãy cùng Kênh tuyển sinh khám phá những điều cần biết về Creative Director cũng như bộ phỏng vấn về ngành nghề này nhé.

Bạn cần chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn qua điện thoại?

Bạn cần chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn qua điện thoại?

Nhân sự thường sẽ có cuộc gọi phỏng vấn để xác minh những thông tin trong CV của bạn, vì vậy đừng bỏ qua những bước chuẩn bị sau đây để gây ấn tượng nhà...

1. Creative Director là gì?

Creative Directior (AD) – Giám đốc sáng tạo là vị trí công việc thường gặp trong các ngành nghề liên quan đến sáng tạo như: nghệ thuật, thiết kế hình ảnh, quay dựng video/ TVC/ phim ảnh, nhiêp ảnh, tòa soạn báo/ tạp chí, thời trang,… Ngoài ra, vị trí Giám đốc sáng tạo cũng có thể bắt gặp tại các agency quảng cáo, các production house sản xuất ấn phẩm media,… Trong một số ngành nghề thì Creative Director cũng chính là Art Director (Giám đốc Nghệ thuật)

Cụ thể, Creative Director – Giám đốc sáng tạo là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng và sản xuất sản phẩm sáng tạo nghệ thuật cho một dự án, đó có thể là một bộ phim, một TVC quảng cáo, MV ca nhạc, một tờ tạp chí, ấn phẩm truyền thông, bộ nhận diện thương hiệu, bộ tranh minh họa, ảnh chụp thời trang hoặc nhiếp ảnh quảng cáo, dựng choreogarphy cho bài nhảy, dựng vũ đạo múa,…

Bộ câu hỏi phỏng vấn Creative Director mà bạn nên biết

Bộ câu hỏi phỏng vấn Creative Director mà bạn nên biết

2. Công việc của Creative Director là gì?

2.1. Lên ý tưởng, định hướng cho các chuyên đề dự án sáng tạo

Công việc chính của một giám đốc sáng tạo chính là lên idea, direction và concept cho toàn bộ dự án. Mỗi dự án sáng tạo đều cần có concept xuyên suốt, thể hiện một thông điệp nhất quán. Các sản phẩm khác nhau trong dự án phải đảm bảo mang màu sắc và không khí của concept mà Creative Direction đề ra.

2.2. Điều hành dự án, chịu trách nhiệm quản lý dự án

Thông thường với một dự án sáng tạo, các Creative Director sẽ là người điều hành và chịu trách nhiệm quản lý dự án từ bước lập kế hoạch cho tới thực thi và nghiệm thu kết quả. Ngoài ra cũng có trường hợp với những dự án lớn, gồm nhiều mảng thì trách nhiệm quản lý dự án sẽ thuộc về Project manager.

2.3. Xây dựng team sáng tạo

Một team sáng tạo ngoài Creative Director thì còn có những thành viên khác phụ trách việc thực thi dự án. Công việc sáng tạo là một công việc vừa yêu cầu team work tốt lại vừa đòi hỏi tính cá nhân, và do đặc thù công việc sáng tạo mà các thành viên trong team sáng tạo cũng sẽ là người có quyền bày tỏ ý kiến, tranh luận về ý tưởng. Một creative director giỏi là người có thể dung hòa và thực hiện sản phẩm sáng tạo tốt nhất giữa các luồng idea trái ngược trong team.

2.4. Tham gia một phần công việc trong dự án

Creative Director cũng sẽ trực tiếp tham gia vào việc sáng tạo nội dung cho dự án như quay chụp, vẽ phác họa, retouch ảnh, quay dựng video, chỉnh sửa lại sản phẩm cho phù hợp concept và định hướng ban đầu,… cùng với các thành viên trong team

2.5. Phối hợp với các bộ phận khác trong dự án

Với những dự án lớn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộn phận khác nhau từ content, media, creative,… thì Creative Director cần phối hợp với các team khác, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, mang lại hiệu quả tốt.

3. Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng đối với Creative Director

Để trở thành một Creative Diector, ứng viên cần có kinh nghiệm dày dặn từ 5-10 năm trong ngành sáng tạo nghệ thuật tại một hay nhiều mảng nhất định. Ví dụ nếu muốn trở thành Creative director cho tạp chí thời trang, bạn cần có kiến thức sâu rộng, am hiểu về thời trang, nhiếp ảnh, đã có kinh nghiệm chụp hàng trăm bộ ảnh cho các nhãn hàng lớn, thành thạo việc setup ít nhất 30-40 set chụp cho bộ ảnh, biết lên concept và idea chụp phù hợp với brief từ nhãn hàng, biết tuyển chọn model, phối hợp với photographer,…

Creative Director thường tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghệ thuật như mỹ thuật, thời trang, kiến trúc,… nhưng phần lớn đến từ quá trình hoạt động chăm chỉ và nỗ lực tích lũy kinh nhiệm sáng tạo trong nhiều năm. Do đó, nếu bạn không học ngành nghệ thuật nhưng có đam mê và quyết tâm, hãy bắt đầu từ việc làm tốt những công việc sáng tạo và chịu khó học hỏi nâng cao trình độ.

4. Bộ câu hỏi phỏng vấn Creative Director – Giám đốc sáng tạo

Khi apply vào vị trí Creative Director, bạn cần thể hiện được những sản phẩm, dự án sáng tạo mà mình đã từng chịu trách nhiệm sản xuất chính thông qua portfolio cá nhân. Sau khi vượt qua vòng CV + Portfolio, ứng viên sẽ trải qua vòng phỏng vấn. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn Creative director tham khảo

  • Xu hướng thiết kế/ xu hướng sáng tạo hiện tại là gì và bạn sẽ tiếp cận xu hướng này thế nào trong các artwork tiếp theo của mình?
  • Bạn bắt đầu từ đâu để xây dựng idea và concept cho dự án sáng tạo mới ngoài brief của nhãn hàng?
  • Hãy nói về thách thức sáng tạo lớn nhất trong những năm qua của bạn và cách bạn chinh phục nó?
  • Cách bạn đưa ra phản hồi về ý tưởng và sản phẩm sáng tạo của các thành viên trong team của mình? Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn về ý tưởng trong team?
  • Bạn làm gì để update ập nhật các công cụ và công nghệ sáng tạo mới?
  • Hãy kể về một số thương hiệu/ chiến dịch sáng tạo khiến bạn bị thu hút và ngưỡng mộ về cách lên idea và thực thi?

> Cách trả lời cho câu hỏi phỏng vấn: Mục tiêu của bạn trong 5 năm tới

> Phỏng vấn căng thẳng: Chiến thuật để giảm bớt áp lực

Theo Top CV