Phương pháp giúp bạn thu thập những phản hồi tích cực của khách hàng trong bán hàng

Một số mẫu phản hồi, ví dụ như các đánh giá online, thường không đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều. Các đánh giá tích cực có thể có ích ở một mức độ nào đó nhưng chúng thường chung chung. Mặc dù rất tuyệt khi nhận được chúng, nhưng từ quan điểm marketing và hệ thống tin nhắn, dạng phản hồi tích cực chi tiết hữu ích lại đòi hỏi phải làm việc nhiều hơn.

Đây là ba chiến lược được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và chiều sâu của phản hồi khách hàng mà bạn nhận được:

1.Xây dựng các câu hỏi khảo sát có chiều sâu: Mục tiêu của khảo sát khách hàng là thu thập các thông tin đã xác định. Hãy sử dụng kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp của mình thật thông minh để đưa ra cả những câu hỏi tính điểm và câu hỏi mở trong đó tập trung chi tiết vào tại sao các cá nhân lại lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Câu hỏi trắc nghiệm hay hệ thống tính điểm có thể khiến việc xác định số lượng dễ dàng hơn nhưng lại phản ánh những giả định của riêng bạn, trong khi câu hỏi mở có thể cung cấp những kiến thức đáng ngạc nhiên mà bạn có thể sẽ không nghĩ đến việc hỏi. Tốt nhất bạn nên tận dụng cả hai kiểu dữ liệu số lượng – như có bao nhiêu khách hàng sẽ giới thiệu về bạn – và dữ liệu chủ quan – như các vấn đề riêng biệt mà khách hàng tìm đến bạn và cách bạn giải quyết chúng

Bán hàng hiệu quả từ những phản hồi tích cực của khách hàng

Bán hàng hiệu quả từ những phản hồi tích cực của khách hàng

2. Mời khách hàng nói về các trải nghiệm của họ: Người ta thường thích kể về những câu chuyện của họ, và những trao đổi với khách hàng – có thể được quay phim hoặc ghi âm lại để đánh giá sau này – sẽ cho phép bạn tìm hiểu các chi tiết mới mẻ, bất ngờ.

Hãy lắng nghe câu chuyện của những cá nhân này về trải nghiệm của họ với sản phẩm hay dịch vụ của bạn. (Bạn có thể ghi chú lại những phản ứng tinh tế mà ngay cả chính khách hàng cũng không nhận ra). Các công ty lớn thường đầu tư mạnh vào các nhóm khách hàng được khảo sát bởi chắc chắn họ sẽ tìm được các thông tin mới mẻ về lý do khách hàng lựa chọn và cách khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của họ. Những vấn đề này sẽ tác động đến cách công ty bán sản phẩm của mình cũng như các thay đổi hay cải tiến ở sản phẩm trong tương lai.

3. Xác định điểm khiến khách hàng hài lòng: Khi chắc chắn là một khách hàng đã có những trải nghiêm vừa ý, hãy xác định các yếu tố cụ thể làm anh/cô ấy hài lòng. Ví dụ, nếu một người nói rằng anh/cô ấy rất thích bữa ăn, hãy hỏi điều gì làm anh/cô ấy ưa thích. Đó có thể là món ăn, không khí của nhà hàng, hoặc sự chu đáo của nhân viên bán hàng. Việc đặt ra những câu hỏi tiếp theo như vậy sẽ giúp bạn xác định các khía cạnh nổi trôi của doanh nghiệp bạn so với những nơi khác.

Cách để những phản hồi của khách hàng thành doanh thu bán hàng

Một khi bạn đã nắm được các phản hồi tích cực chi tiết, bước tiếp theo là biến những nhận xét đó thành các mục tiêu hoạt động cho công ty bạn. Việc này không chỉ đơn thuần là trang hoàng website với những trích dẫn của các khách hàng hài lòng. Thay vào đó hãy chú ý nâng cao hệ thống gửi tin nhắn và tặng phẩm của bạn dành cho những câu chuyện của khách hàng.

1.Thu thập những phản hồi truyền tải một bức tranh tổng thể: Ước lượng kết quả khảo sát của bạn và nhấn mạnh những số liệu có khả năng mang đến một cái nhìn tổng quát. Ví dụ, khi bạn chia sẻ rằng 95% khách hàng sẽ giới thiệu món BBQ của bạn với bè bạn của họ, nghĩa là chẳng có mấy người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn mà không cảm thấy hài lòng. Hơn thế nữa, hãy thêm thắt một vài trích dẫn cụ thể và chi tiết của khách hàng giải thích tại sao những người này ưa thích BBQ của bạn; điều này sẽ gia tăng khả năng những người khác cũng muốn thưởng thức nó.

Một trích dẫn kiểu như “Món dẻ sườn rất hấp dẫn, và miếng thịt dễ dàng trượt ra khỏi mảnh sườn” sẽ thu hút hơn rất nhiều so với “Nơi này thật tuyệt”. Phản hồi khách hàng càng cụ thể, thì nó càng thuyết phục và càng tăng khả năng nó thu hút các khách hàng tiềm năng.

2. Điều chỉnh dịch vụ của bạn: Khi công ty tôi khám phá ra rằng hầu hết khách hàng yêu thích sản phẩm của chúng tôi là do dịch vụ được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ, chúng tôi đã phát triển những phương pháp mới nhằm cung cấp các trải nghiệm phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng. Nếu không có những phản hồi chi tiết này, có lẽ chúng tôi đã tập trung vào việc cải tiến sản phẩm hoàn toàn không liên quan và khách hàng có lẽ đã không hưởng ứng nhiệt tình như vậy.

3. Hãy kể một câu chuyện: Người ta thích nghe kể chuyện cũng nhiều như thích kể chuyện vậy. Tuy nhiên, những câu chuyện chỉ có hiệu quả nếu chúng có chiều sâu. Ví dụ, một đánh giá về khách sạn chỉ nói rằng “Chúng tôi đã ở một nơi tuyệt vời!” sẽ chẳng nói được gì nhiều. Khi tập hợp các đánh giá, hãy cố gắng thu thập những câu chuyện có thật để giúp người đọc có thể liên hệ bản thân mình với trải nghiệm của những khách hàng trước đó. Cảm xúc trong câu chuyện của khách hàng đó sẽ mang lại triển vọng các khách hàng tiềm năng mong muốn ở tại khách sạn hơn rất nhiều so với một câu chung chung kiểu “Chúng tôi đã ở một nơi tuyệt vời”. -> Xem thêm: Bí quyết mang tới cho khách hàng nhưng trải nghiệm khó quên

Đánh giá bằng video là một phương pháp đầy thuyết phục để kể những câu chuyện, bởi chúng thường chi tiết hơn rất nhiều và việc chứng kiến một khách hàng trong đời thực có thể góp phần tạo ra một mối liên hệ cảm xúc đối với các khách hàng tiềm năng.

3. Tận dụng những xác thực từ cộng đồng: Nếu bạn nhận được một phản hồi tích cực từ một nguồn khách quan hay một giải thưởng từ bình chọn công khai, hãy tận dung nó. Cửa hàng Lou Malnati, được bình chọn là cửa hàng pizza ngon nhất Chicago, đã tận dụng phản hồi đó để gia tăng danh tiếng của nó trong phạm vi cả nước. Cửa hàng pizza này công bố các giải thường nó giành được theo nhiều cách thức khác nhau: danh sách tìm kiếm trên Google, website và các phương tiện truyền thông.

Các khách hàng thường tìm kiếm một sự công nhận khách quan từ bên thứ ba, điều minh chứng rằng họ có thể tin tưởng bạn; do đó hãy tạo dựng uy tín bằng cách đạt xác nhận của “các chuyên gia” bên thứ ba. Để phát triển trong một thị trường đầy cạnh tranh, bạn phải nắm vững và làm nổi bật các thế mạnh của công ty. Một phương pháp thiết yếu để hiểu hơn những thế mạnh này là cẩn thận lắng nghe các khách hàng của bạn và sử dụng những gì bạn nghe được để củng cố chiến lược kinh doanh và thông điệp marketing của mình. Làm được như vậy, bạn sẽ đặt tổ chức của mình ở vị thế tốt hơn để thu hút khách hàng mới và phát triển. -> Đọc thêm: Bí quyết thu hút & giữ chân khách hàng


Chương trình đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp - Academy.vn

4 cách giúp bạn xử lý tốt phản hồi của khách hàng để bán hàng thành công hơn

1. Lập kế hoạch theo dõi đánh giá: Trong khi các doanh nghiệp lớn có đủ khả năng để thuê một đội ngũ xem đánh giá trực tuyến và các phản hồi từ khách hàng 24/7, thì các chủ doanh nghiệp nhỏ phải tự mình xử lý. Hãy tạo một lịch trình cố định,có khả năng quản lý để thực hiện. Có thể là hàng ngày hoặc hàng tuần tùy thuộc vào số lượng các ý kiến ​​và nhận xét bạn nhận được. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn có sẵn một số kế hoạch. Vì sai lầm lớn nhất đơn giản là không theo dõi đánh giá.

2. Sử dụng đúng các công cụ: Mentions, công cụ kỹ thuật số cảnh báo cho bạn tất cả các đề cập gần đây của khách hàng trên nền tảng như Twitter và Facebook cũng như các trang web. Nó cho phép bạn phản ứng một cách nhanh chóng và xem xét thông tin phản hồi, đưa ra những hành động đúng đắn và tiếp tục phân tích dữ liệu này.

Các công cụ như Google Alerts và Talkwalker cũng có thể giúp bạn theo dõi các trang web đề cập đến, thông báo cho bạn bất cứ khi nào từ khoá liên quan đến bạn được sử dụng trực tuyến. Ngoài ra Talkwalker giúp bạn theo dõi đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn muốn làm nghiên cứu về một trong những đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nhập từ khóa liên quan đến họ và nhìn thấy nơi họ xuất hiện trên trang web.

3. Kết nối với khách hàng một cách cẩn thận: Nếu một lời nhận xét tiêu cực xuất hiện, tìm cách để biến nó thành tích cực. Đánh giá tiêu cực có thể làm thiệt hại lớn đến thương hiệu của bạn nếu không được kiểm soát. Nó có thể lây lan nhanh như lửa trên Internet. Bạn tiếp cận họ với mục đích giành khách hàng quay trở lạị, không nên bỏ qua các ý kiến ​​tiêu cực hoặc phản ứng phòng thủ hay xúc phạm đến họ.

Ngoài ra, bạn cũng phải hồi đáp lại các phản hồi tích cực. Thật ra bỏ qua cũng không sao, nhưng sẽ tốt hơn để thể hiện sự chân thành cảm ơn của bạn, tạo lập mối quan hệ. nó không chỉ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng, mà còn tốt cho SEO khi bạn cần chia sẻ.

Nhưng quan trọng nhất, bạn biết phân biệt đâu là chỉ trích tiêu cực từ khách hàng, đâu là “troll” từ một số người chỉ muốn phá bạn. Trong trường hợp này, cho dù bạn cố gắng làm hài lòng họ thì cũng không có tác dụng gì. Tốt nhất là bỏ qua.

4. Tập trung vào việc chính: Mặc dù, việc theo dõi đánh giá và trả lời một cách chuyên nghiệp là rất quan trọng, nhưng bạn đừng quên hoạt động kinh doanh chính của mình. Bạn cần phải tập trung vào tăng trưởng, xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng, sẽ giúp bạn ngăn chặn nhiều đánh giá tiêu cực trước khi chúng xảy ra. -> Tham khảo bài viết: Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng để bán hàng hiệu quả

Theo Infonet

Bài viết thuộc chủ đề: bán hàng, kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, bán hàng thành công, nhân viên bán hàng, doanh thu bán hàng, đào tạo kỹ năng bán hàng