Dưới đây là 9 cách đảm bảo rằng bạn đã có sự chuẩn bị trước khi mở công ty riêng để tự tạo cho mình những cơ hội tốt nhất để thành công.

1. Xác định và đánh giá các mục tiêu của bạn: Bạn không thể hình dung ra tới bất cứ đâu nếu không biết mình muốn đi đâu. Thêm nữa, khi đã có mục tiêu đó, bạn cần biết liệu con đường của mình có phải là đường thẳng dẫn tới việc đạt được những điều bạn muốn không.

Hãy hỏi bản thân những câu hỏi khó về lý do tại sao bạn thực sự muốn mở một công ty. Liệu bạn có đang tìm cách làm giàu nhanh? Bạn có muốn thể hiện tài năng, ý tưởng hoặc dịch vụ mới của mình? Bạn có quá mệt mỏi với việc sếp chỉ đạo những việc bạn phải làm?

Những mục tiêu kiểu này có thể dẫn bạn tới con đường sai. Mặt khác, nếu bạn yêu ý tưởng điều hành một công ty, thì nếu bạn thích tạo ra các hệ thống và thủ tục, thích phục vụ khách hàng và nếu bạn muốn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau cũng như cân bằng các trách nhiệm, thì kinh doanh là con đường hoàn hảo dành cho bạn.

9 cách giúp bạn kinh doanh thành công

9 cách giúp bạn kinh doanh thành công

2. Cất đi một ít tiền mặt: Chi phí mở một công ty trong nhiều ngành có thể khá nhiều. Tuy nhiên đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Các công ty thường phải mất vài năm để có được nền tảng vững chắc, vì vậy bạn cần phải có đủ tiền để mở công ty, vận hành nó ổn định và có thể sống được.

Nếu bản thân bạn không có tiền, hãy xác định xem liệu bạn có đủ tín nhiệm để tiếp cận vay vốn không. Sự suy thoái khiến việc bảo toàn vốn trở nên khó khăn hơn và bạn không muốn mới có ba tháng kinh doanh mà đã phải quyết định liệu có tiếp tục duy trì công ty hay trả tiền thuê hoặc thế chấp- đó là kế hoạch thất bại.

3. Có kinh nghiệm thích hợp: Có thể quản lý nhân viên và các nhà cung cấp là loại kỹ năng bạn cần có được trước khi mở công ty riêng của mình. Bạn cũng sẽ cần hiểu biết cặn kẽ ngành của mình từ trong ra ngoài, bao gồm cả những lĩnh vực bạn không quen thuộc hoặc thích như kỹ năng bán hàng, tiếp thị, kế toán và nhiều lĩnh vực khác nữa.

Bạn không có kinh nghiệm? Hãy dành thời gian làm việc trong một công ty tương tự, theo dõi một chủ doanh nghiệp trong ngành của bạn hoặc nhận một công việc làm thêm vào các buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần ở một công ty tương tự. Hãy thử nghiệm trước khi mở công ty của riêng mình.

4. Xây dựng mạng lưới: Đôi lúc kinh doanh không phụ thuộc vào những điều bạn biết mà là những người bạn biết. Nếu bạn không quen biết nhiều người hoặc mới chỉ mới gây dựng các mối liên hệ thì giờ là lúc tập trung xây dựng một mạng lưới vững chắc.

Các mối liên hệ mạnh có thể đem lại những lời khuyên kinh doanh có giá trị và những lời giới thiệu để bạn có được giá cả, các điều khoản và điều kiện thuận lợi từ các nhà cung cấp và các dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp. Các mối liên hệ là là nguồn tiếp thị và giới thiệu khách hàng của bạn, và đây là yếu tố sống còn với một doanh nghiệp mới.

5. Biết chính mình: Bạn thích giữ nguyên hiện trạng và tránh những điều bất ngờ? Bạn có thể chịu được cuộc sống nhiều thăng trầm trong đó bao gồm cả những thăng trầm về tài chính? Liệu khoản tiền tiết kiệm và tài khoản ngân hàng của bạn có thể chống đỡ được những lúc thăng trầm như thế?

Nếu bạn là người thích sự ổn định và  sự kiểm soát, hoặc bạn thích mọi thứ theo kế hoạch, thì trò tàu lượn siêu tốc của việc mở công ty mới không dành cho bạn. Hãy thành thật với tính cách của mình trước khi bắt tay vào làm.

6. Tới gặp luật sư của bạn: Nếu bạn đang chuẩn bị mở một công ty cạnh tranh (trực tiếp hoặc gián tiếp) với công ty bạn đang đầu quân hiện nay hoặc nếu bạn dự định gọi cho các khách hàng hoặc các mối liên hệ có từ tước, thì bạn sẽ thấy mình bị ràng buộc về mặt pháp lý, tùy theo thủ tục giấy tờ mà bạn đã ký với nhà tuyển dụng hiện nay (hoặc trước đó).

Hãy kiểm tra với luật sư của mình để đảm bảo rằng bạn hoàn toàn minh bạch hoặc tìm ra những điều bạn cần làm để tránh những tình huống kiện tụng pháp lý rắc rối.

7. Theo dõi đối thủ: Trước khi bạn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, hãy xem xét nghiêm túc thị trường và các đối thủ của mình. Liệu thị trường của bạn có bão hòa với các doanh nghiệp thành công? Hay thị trường của bạn đầy rẫy những doanh nghiệp yếu kém để lại danh tiếng xấu?

Cả đối thủ tốt và xấu đều sẽ ảnh hưởng tới mức độ thành công của công ty bạn. Bạn sẽ cần tiếp thị và xây dựng thương hiệu để công ty bạn tỏa sáng vượt xa các đối thủ và có thể thay thế những công ty tồi.

8. Kiểm tra khả năng mở rộng của ý tưởng: Các doanh nghiệp thành công nhất đều dựa vào sự tự động hóa và phân quyền. Liệu các nhân viên khác có thể làm công việc của bạn không? Nếu không, liệu bạn có thể dạy những người khác làm các việc phải làm theo một cách dễ làm ?

Nếu công ty của bạn dựa vào các kỹ năng của bạn và chỉ kỹ năng của bạn, thì bạn có thể có một công việc thành công, nhưng có thể nó không phải là cơ hội kinh doanh mà bạn đang tìm kiếm.

9. Trước tiên hãy bán hàng!: Có quá nhiều doanh nhân dành thời gian và tiền bạc xây dựng các cửa hàng bán lẻ, sản xuất các sản phẩm hoặc phát triển các dịch vụ cung cấp mà không thực sự đánh giá được tính khả thi của thị trường. Hãy xem liệu bạn có thể thu hút được sự quan tâm (như đặt hàng, đặt cọc…) trước khi đầu tư quá nhiều vốn.

Nếu có nhiều người quan tâm tới những thứ bạn cung cấp, thì rủi ro của việc theo đuổi nó toàn thời gian sẽ ít hơn. Nếu ít người quan tâm, bạn có thể muốn điều chỉnh lại sản phẩm, giá cả hoặc mô hình kinh doanh trước khi đầu tư toàn bộ thời gian và công sức.

Đầu tư thời gian và công sức từ trước sẽ giúp bạn tránh rơi vào tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp phá sản.

Sai lầm doanh nhân thành công không bao giờ mắc phải

Mỗi khi bạn thất bại trong cuộc sống, thì đó là vì bạn đã có một kế hoạch dự phòng?

Vậy rốt cuộc kế hoạch dự phòng là gì? Đó có phải là sự cho phép thất bại?

Kế hoạch dự phòng là kẻ sát nhân đối với các doanh nhân đang nhiều khao khát.

Bạn sẽ không bao giờ nghe CEO của Starbucks Howard Schultz nói rằng: "Nếu Starbucks không hiệu quả, tôi sẽ trở thành người bán xe hơi”. Và bạn sẽ không bao giờ nghe thấy Mark Zuckerberg nói rằng: "Thưa các bạn, nếu Facebook đổ bể, tôi sẽ quay lại Harvard." Oprah cũng sẽ không bao giờ nói rằng: “Tôi sẽ đi bán trang sức nếu mọi người không thích thấy tôi trên TV nữa”.

Nếu có kế hoạch dự phòng có nghĩa là về cơ bản bạn đang mong chờ thất bại.

Thỉnh thoảng tôi chơi bóng rổ, và nếu thực hiện cú ném có thể giúp chiến thắng trận đấu mà tôi lại chờ đợi ném trượt, thì ban đầu tôi thực hiện cú ném đó làm gì? Bạn thấy không, nếu đủ tự tin thì tôi sẽ biết mình sẽ làm được. Nếu không tôi sẽ chuyền bóng trước khi thực hiện cú ném.

Và đó mới là ý nghĩa thực sự của kế hoạch dự phòng. Kế hoạch ném trượt.

Để theo đuổi những giấc mơ của bạn trong kinh doanh, bạn phải hoàn toàn chắc chắn về những điều mình muốn. Bạn không thể có các kế hoạch dự phòng. Vì điều này cũng giống như khi mọi người nói rằng: “Tôi sẽ thử”. Đó là sự miễn trừ thành công.


Tham khảo Khóa học Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn

Ví dụ tôi trò chuyện với nhiều người đang khát khao làm diễn giả, và họ nói với tôi rằng họ muốn làm nghề diễn giả. Họ có ý niệm rằng cuộc sống của một diễn giả rất thú vị và dễ dàng. Họ nói rằng: “Vâng, Daniel. Ý tôi là ai cũng có thể đứng trước đông người diễn thuyết. Nhìn không có gì quá khó”.

Tôi nói với họ chính xác những việc phải làm và họ bỏ đi như thể dẫm phải nước. Công việc đó nghe có vẻ tuyệt vời cho tới khi họ theo đuổi nó và nói với tôi rằng diễn thuyết chỉ là kế hoạch dự phòng trong trường hợp công việc của họ thất bại!

Hãy đi bất cứ đâu và trò chuyện với càng nhiều người thất bại càng tốt. Tất cả họ đều sẽ nói với bạn rằng họ có một kế hoạch dự phòng. Họ nói về những ngày mưa và rất nhiều kế hoạch dự phòng. Thường thì nếu họ thử cái gì đó mới mẻ, họ sẽ quay lại với những cách làm cũ thay vì có những điều chỉnh. Đây là cách làm kiểu đối phó.

Hãy đi bất cứ đâu và trò chuyện với càng nhiều người thành công càng tốt mà bạn có thể gặp. Tất cả họ đều sẽ nói với bạn rằng họ đã thậm chí còn không nghĩ tới kế hoạch dự phòng. Thất bại thậm chí còn không phải là một phương án của họ. Họ có cách tiếp cận chủ động và sẵn sàng thực hiện các điều chỉnh. Họ nói về những ngày nắng đẹp sẽ tới trong một thời gian không xa.

Để thành công trong bất cứ việc gì, bạn phải tin tưởng chắc chắn vào những việc bạn đang làm. Đừng nhảy vào các cơ hội mà không tính toán tới các chi phí. Hãy sử dụng công thức 5P sau: Proper Planning Prevents Poor Performance (lên kế hoạch đúng đắn sẽ ngăn ngừa việc thực hiện kém). Lên kế hoạch là chìa khóa và bạn phải thực hiện nó hằng ngày.

Bạn phải dành chút thời gian và suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định về một ước mơ lớn. Hãy nhớ rằng nếu bạn không chuẩn bị nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại.Hãy vạch ra các kế hoạch của bạn và liệt kê những điểm mạnh và yếu. Khi đã làm, hãy có những hành động phù hợp và dốc toàn lực. Hãy luôn sẵn sàng có những điều chỉnh, nhưng đừng tạo ra kế hoạch dự phòng.

Bạn phải mạo hiểm nếu bạn nghiêm túc trong việc theo đuổi những ước mơ kinh doanh của mình. Rủi ro là một sự an toàn mới. Nếu bạn biết mình muốn gì và theo đuổi nó ằng cả trái tim, thì bạn sẽ thắng thế. Các doanh nhân thực sự rất quyết tâm, ngay cả khi mọi thứ đều chống lại họ. Họ biết những điều họ muốn cuối cùng sẽ đơm hoa kết trái nếu họ đưa nó vào hành động.

Cũng giống như việc kết hôn. Liệu có bao giờ bạn kết hôn mà trong đầu luôn có đối tác dự phòng khác? Không. Đó là lý do vì sao hôn nhân là nguyên nhân dẫn tới việc ly dị. Vì thế đừng làm vậy trong cuộc sống kinh doanh của bạn, trừ khi bạn muốn thất bại như hầu hết mọi người vẫn làm. Hãy lên kế hoạch cho công việc của bạn và làm việc theo kế hoạch.

Hãy tận dụng mọi khoảnh khắc và có lòng tin vào những việc bạn đang làm. Hãy quên đi kế hoạch dự phòng và làm những việc bạn yêu thích nhất. Nếu bạn tin vào chính mình thì những người khác sẽ tin vào bạn.

Đã tới lúc theo đuổi sự nghiệp kinh doanh của bạn.