Tham khảo 6 cách dưới đây để duy trì cuộc nói chuyện hiệu quả và thú vị bạn nhé.
Để cuộc giao tiếp hiệu quả tốt đẹp bạn cần:
1. Quan tâm một cách thực tế, nghiêm túc
Khi bạn nói chuyện với một ai đó, đặc biệt là trong một môi trường rộng hay ồn ào, hãy cho người ta nhìn thấy bạn thực sự quan tâm đến họ. Nếu bạn thấy mình bị phân tâm hoặc khó có thể lắng nghe tốt, hãy yêu cầu chuyển đến một khu vực yên tĩnh hơn.
Hãy thực hành kỹ năng lắng nghe và đồng cảm. Đặt mình vào vị trí của người đối diện, cố gắng hết sức nhìn sự việc qua đôi mắt của họ. Hãy đặt câu hỏi và khuyến khích người khác chia sẻ. Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm tương tự, hãy thử chia sẻ một câu chuyện thật cá nhân mà ta thấy mình có cảm giác tương tự với họ.
2. Sử dụng 4 chữ đầy ma lực: “Nói tôi nghe đi”
Hầu hết mọi người sẽ rất thích và quý trọng khi có được cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của chính họ. Để bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy sử dụng 4 chữ có sức mạnh nhất: “Nói tôi nghe đi.”
Những người giao tiếp thực sự thành công thường tránh những câu hỏi đơn giản mà đối phương chỉ cần trả lời rất ngắn gọn hay chỉ cần “yes”, “no”. Hỏi những câu hỏi mở, sau đó hãy lắng nghe họ. Ví dụ, bạn có thể nói: “Nói tôi nghe đi, Eagle, tại sao bạn lại muốn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình?“. Hoặc nói để họ góp lời vào, kiểu như: “Tôi muốn đi phượt trong kỳ nghỉ hè này. Bạn có thể đề nghị cho tôi được không?” Khi bạn chọn những chủ đề nói chuyện mà thể hiện sự quan tâm đến người khác, các cuộc hội thoại sẽ diễn ra trôi chảy hơn nhiều.
3. Duy trì cuộc nói chuyện bằng cách gọi tên người khác
Dale Carnegie đã từng nói: “Tên của một người là những âm thanh ngọt ngào nhất, quan trọng nhất hơn bất kỳ từ ngữ nào.” Bất cứ ai đều cảm thấy rất vui, hãnh diện và sẽ ấn tượng nếu bạn nhớ được tên của họ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhớ tên người khác, hãy cố gắng thực hành càng nhiều càng tốt.
Khi bạn gặp lại một ai đó, cố gắng gọi tên họ ngay, kiểu như: “Rất vui khi được gặp lại bạn, Raymond.” Sau đó, sử dụng tên của họ một vài lần trong suốt cuộc trò chuyện của bạn. Khi cuộc kết thúc cuộc nói chuyện, nhắc lại tên họ một lần cuối: “Thực sự rất thích khi được nói chuyện với bạn, Ant.“
4. Đồng ý một cách chân thành, không đồng ý một cách nhẹ nhàng
Khi có người đồng ý với bạn, nó sẽ lập tức cải thiện mối quan hệ bởi đột nhiên, cả hai đều có một điểm chung. Tuy nhiên, những mối quan hệ thực sự thân và sâu, họ luôn có sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt là khi hai người không đồng quan điểm với nhau, sự khoan dung và tôn trọng trở nên cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không đồng ý với ý kiến của người ta, hãy dùng luận điệu nhẹ nhàng để nói chuyện với họ. Hãy đặt những câu hỏi và cho người ta có cơ hội chia sẻ đầy đủ lý luận, suy nghĩ của họ.
5. Nói ít, nghe nhiều là cách duy trì cuộc nói chuyện hiệu quả
Khi ai đó nói chuyện với bạn, hãy lắng nghe bằng toàn bộ cơ thể của bạn. Gật đầu, nhìn thẳng vào mắt họ, tập trung toàn bộ vào câu chuyện của họ.
Chăm chú lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin và thiết lập một mối quan hệ sâu hơn nhiều. Khi có cơ hội, hãy đặt những câu hỏi thích hợp, điều này sẽ giúp bạn thể hiện được sự quan tâm chân thành của bản thân. Nếu bạn chưa hiểu rõ, hãy đặt ra những câu hỏi để làm rõ vấn đề như: “Nếu tôi nghe chính xác, có phải bạn đang nói…“
Đây là cách tốt nhất để xác nhận những gì bạn nghe là đúng, tránh các nguy cơ hiểu lầm.
6. Không ngắt lời hoặc thay đổi chủ đề
Nhiều “chuyên gia” có thói quen quyết đoán ngắt lời của người khác. Nếu bạn nhảy vào và làm gián đoạn lời nói của một ai đó cũng là lúc bạn ngăn cản anh/cô ta thể hiện đầy đủ những suy nghĩ của mình.
Mặc dù có thể bạn có ý tốt, nhưng người khác sẽ cảm nhận bạn nghĩ mình là người “biết tất” hoặc vội vàng. Tệ hơn nữa, người ta có thể sẽ nghĩ bạn đang cố gắng nhảy vào miệng họ.
Hãy luôn cho người khác có đủ thời gian để kết thúc dòng suy nghĩ, chia sẻ của họ trước khi bạn chia sẻ. Bạn sẽ được đánh giá cao nhờ sự kiên nhẫn và chu đáo của mình.
Mong là bài viết trên có thể hỗ trợ được các bạn phần nào trong cách giao tiếp. Chúc bạn luôn giao tiếp tốt.
Theo Entrepreneur