Theo thống kê, top 5 ngành nghề được có khoảng lương phổ biến cao nhất lần lượt là: Ngành Tài chính/Đầu tư; Ngân hàng; Công nghệ thông tin; Marketing; Xây dựng.
Ngành Tài chính/Ngân hàng
Có khoảng 25% nhân sự cấp Quản lý của ngành Tài chính/Đầu tư nhận mức lương từ 70 triệu đồng/tháng trở lên, cao nhất trong nhóm ngành nói trên, dù sinh viên mới ra trường ngành này chỉ nhận được khoảng lương 5 – 6 triệu đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu phổ biến nhất của ngành này cho các vị trí lần lượt là: Mới ra trường: 5 triệu đồng; Có kinh nghiệm: 7,175 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 12,5 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 25 triệu đồng.
“Mức lương khoảng giữa” mà nhóm này được nhận cho các vị trí lần lượt là: Sinh viên mới ra trường: 6 triệu đồng; Nhân viên có kinh nghiệm: 11,25 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 16 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 35 triệu đồng.
Có khoảng 25% nhân sự cấp Quản lý của ngành Tài chính/Đầu tư nhận mức lương từ 70 triệu đồng/tháng trở lên
Ngành Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là ngành trả lương cho ứng viên có kinh nghiệm cao nhất.
“Mức lương khoảng giữa” dành cho ứng viên có kinh nghiệm vào khoảng 15,6 triệu đồng, có 25% nhóm ứng viên thuộc cấp bậc này đang nhận 20 triệu đồng là mốc lương tối đa phổ biến.
Công nghệ thông tin là ngành trả lương cho ứng viên có kinh nghiệm cao nhất.
Hành chính/Thư ký
Hiện nay, các ngành Hành chính / Thư ký đang giữ mức lương tối đa thấp nhất.
Theo thống kê, top 5 các nhóm ngành nghề có mức lương tối đa thấp nhất lần lượt là: Hành chính/Thư ký; Cơ khí; Dịch vụ khách hàng; Kế toán; Bán hàng.
Riêng ngành Hành chính/Thư ký, “mức lương khoảng giữa” cho vị trí có kinh nghiệm là 8 triệu đồng, vị trí Quản lý/Giám sát có mức lương vào khoảng 15 triệu đồng. Mốc lương tối đa phổ biến nhất được ghi nhận của ngành này chỉ vào khoảng 20 triệu đồng.
VietnamWorks, trực thuộc tập đoàn Navigos Group, cho biết Khảo sát được thống kê dựa trên ý kiến của gần 5.500 người tìm việc vào tháng 1/2019, thuộc cơ sở dữ liệu của VietnamWorks, người tìm việc thuộc bất kể ngành nghề và cấp bậc.
Khảo sát này sử dụng Khoảng lương phổ biến và Mức lương trung vị để phản ánh sự phân bổ lương cho từng cấp bậc kinh nghiệm khác nhau. Trong đó, mức lương trung vị được tính dựa theo phương pháp tìm số trung vị của tập hợp tất cả những dữ liệu lương có chung đặc điểm về cấp bậc kinh nghiệm.
Khảo sát này sử dụng Khoảng lương phổ biến và Mức lương trung vị để phản ánh sự phân bổ lương cho từng cấp bậc kinh nghiệm khác nhau
Khoảng lương phổ biến được giới hạn bởi hai cột mốc 25% và cột mốc 75% của tập hợp các dữ liệu lương có chung đặc điểm về cấp bậc kinh nghiệm nếu coi mốc 50% là số trung vị. Điều đó đồng nghĩa với việc khoảng lương phổ biến này cho thấy sự phân bố của 50% dữ liệu lương tập trung xung quanh mốc trung vị, phản ánh khoảng lương phổ biến mà người tìm việc hiện tại đang nhận được.
Các số liệu về lương được sử dụng trong khảo sát là mức lương hàng tháng trước thuế và bảo hiểm (Gross Salary), được tính theo đơn vị VND. Khảo sát này không thể hiện mức lương của cấp bậc Giám đốc và cấp cao hơn vì số liệu chưa đủ để đưa ra những kết luận có ý nghĩa.
> Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Bạn mong đợi những điều gì từ vị trí này?”
> Giải mã Account Executive - Là nghề gì? Làm gì? Lưu ý ra sao khi ứng tuyển?
Theo Vietnamwork