4 điều sinh viên sẽ “tá hỏa” khi học tập tại Mỹ

Các mỗi quan hệ tại Mỹ mang tính xã giao nhiều hơn: Nếu ở Việt Nam, văn hoá cộng đồng là nguồn gốc của cách đối nhân xử thế, các mối quan hệ xã hội, thì tại Mỹ mọi thứ đều xoay quanh cái tôi cá nhân. Một mặt, đây là điều tích cực vì các du học sinh Mỹ sẽ chẳng để tâm quá đến ngoại hình hay cách ăn mặc của bạn. Họ sẽ không chê bạn quá mập hay quá lùn, cũng như ép bạn phải tập thể dục, ăn kiêng và giảm cân. Tôn trọng cuộc sống của người khác là một điều mấu chốt.

Tuy nhiên, mặt khác văn hoá cá nhân cũng tạo nên một khoảng cách không nhỏ giữa người với người. Các cuộc trò chuyện trở nên xã giao hơn - thường bắt đầu và kết thúc bằng một cái gật đầu trong khuôn viên trường và những câu hỏi đáp ngắn gọn kiểu: Chào, bạn khoẻ chứ? Chính vì thế, việc kết bạn trở thành một rào cản rất lớn. Ngô Duy Sơn, sinh viên năm ba Đại học Bowdoin (bang Maine) - một người bạn của tôi đã nhận định: "Tình bạn tại đất nước mới không thể sâu sắc như ở quê hương".

4 điều sinh viên sẽ “tá hỏa” khi học tập tại Mỹ

4 điều sinh viên sẽ “tá hỏa” khi học tập tại Mỹ

Sách giáo khoa, tài liệu học tập đắt đỏ: Dù Mỹ coi giáo dục là trọng tâm nhưng giá sách giáo khoa tại đây không những khiến du học sinh Việt Nam phải ngao ngán lắc đầu mà còn làm khó cả sinh viên bản xứ. Một cuốn sách giáo khoa có thể lên tới 300 USD (hơn 6,6 triệu đồng), chưa kể mỗi môn thường yêu cầu nhiều hơn một cuốn sách.

Bởi giá cả "chát chúa" này, du học sinh Việt Nam thường mua sách cũ được bán trên các trang Amazon hay Ebay, hoặc tìm e-books có thể mua cho Kindle, dù giá những cuốn này cũng không hề rẻ. Điều thú vị là một số giáo sư Mỹ để giúp đỡ cho hoàn cảnh của sinh viên đã gửi sách được scan qua một email "rác" nhằm tránh sự can thiệp của pháp luật.

Tại Mỹ, việc đọc sách và tài liệu được giao cho sinh viên làm trước ở nhà, lớp học sẽ chỉ là nơi thảo luận, giải đáp thắc mắc. Có nhiều môn, số lượng trang sách phải đọc trong một ngày lên tới cả trăm - điều hiếm thấy ở trường phổ thông Việt Nam. Không chỉ vậy, số lượng từ ngữ chuyên ngành cũng rất phong phú, có những từ mà dù bạn lật đi lật lại trang từ điển cũng khó tìm được. Nhiều từ vựng có độ sâu học thuật nhất định và cần hẳn một quyển sách để định nghĩa.

Ngoài sách giáo khoa, nhiều dịch vụ khác ở Mỹ có giá đắt đỏ như thuốc men hay cắt tóc. Bởi thế, mỗi lần trước khi rời Việt Nam sang Mỹ cho kỳ học mới, tôi luôn chọn cho mình kiểu tóc ngắn gọn gàng nhất có thể để đỡ tốn chi phí cho dịch vụ này.

Nhà vệ sinh không có vòi xịt nước: Một điều du học sinh thường không được cảnh báo sớm chính là cơ sở vật chất nhà vệ sinh của đại học Mỹ. Ở đa số trường, vòi xịt nước không hề được sử dụng. Đây cũng là thói quen của một bộ phận lớn người dân Mỹ. Họ chỉ cần giấy vệ sinh, và thế là… xong.

Chính vì điều bất tiện cực kỳ nhạy cảm này, các du học sinh Việt Nam hay kháo nhau rằng, phải sắp xếp thời gian để xài gói "combo" đi vệ sinh rồi tắm ngay lập tức.

Thời gian đông - hè dao động lớn: Nếu như ở Việt Nam, chúng ta quen với cảnh trời sẩm tối là khoảng 18-19h quanh năm thì ở Mỹ thời gian thay đổi "nhanh như chong chóng". Trong mùa hạ và mùa thu, ngày sẽ kết thúc lúc 20h30 tối, còn mùa đông và đầu mùa xuân, mặt trời lặn từ trước 17h chiều.

Sự thay đổi về ánh sáng, nhiệt độ dễ gây ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt và ăn uống của du học sinh Việt. Hơn nữa, hiện tượng "Daylight Saving Time", tức vặn nhanh đồng hồ thêm một giờ vào mùa hè để đẩy mạnh kinh doanh cũng rất phổ biến tại Mỹ. Trong tháng 3, đồng hồ của bạn sẽ nhảy từ 1h59 đến 3h00 sáng. Vào tháng 11, để trả lại giờ giấc theo đúng quy luật, đồng hồ của bạn sẽ nhảy từ 1h59 quay lại 1h00.

Bạn đã biết lên kế hoạch cho việc học tập và làm việc của mình tại một đất nước mới? Bạn đã có kinh nghiệm để "sống sót" ở vùng đất mới? Ngay bây giờ hãy đăng ký ngay Khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để lên kế hoạch dài hạn cho việc học tập, sinh sống và làm việc của mình được hiệu quả hơn nhé.


Du học sinh Mỹ có gì khác so với sinh viên Việt Nam

Bạn có bao giờ thắc mắc sinh viên Mỹ khác gì so với sinh viên Việt Nam chúng ta chưa? Cùng hỏi thăm sinh viên Mỹ về những vấn đề khác biệt này thôi nào.

Học cấp 3, highschool : Học sinh Mỹ được trợ cấp toàn bộ chi phí, từ sách vở đến bút viết đều không cần quan tâm vì đã có trường lo liệu. Đôi khi học sinh chỉ cần mang một cây bút chì đi học đã có thể tung hoành trường lớp rồi đấy nhé. Khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh Mỹ đã bắt đầu tôn trọng hơn với những việc con họ làm, để mở đầu cho bước tự lập đầy gian nan sắp tới. Học sinh Việt Nam thì ngược lại, tất cả mọi chi phí sách vở đều phải tự lo và hẳn ai cũng phải nhớ cảm giác vác cặp đi học mỗi ngày thời cấp ba phải không.

Tốt nghiệp cấp 3, ngưỡng cửa Đại Học : Nhưng khi tốt nghiệp, mọi chuyện sẽ khác hẳn, với tôn chỉ tự lập hàng đầu, đa số sinh viên Mỹ sẽ đi học đại học xa nhà, bước đầu thoát ly cuộc sống với ba mẹ, đôi khi họ đi làm hoặc bỏ một khoảng thời gian dài gần cả năm để tham gia những tổ chức phi lợi nhuận nhằm thấu hiểu bản thân, có lúc họ còn tạo thành nhóm để đi du lịch các nước trong khoảng thời gian này, bật mí là rất nhiều bạn trẻ đã khám phá bản thân bằng du lịch không dưới 10 nước đấy nhé. Họ luôn tin tưởng rằng cuộc sống này phải do mình làm chủ, sống tự lập và tìm hiểu xem bản thân họ có đam mê gì và sở thích ra sao luôn được đặt lên đầu.

Còn sinh viên Việt Nam theo tiêu chí học, học nữa, học mãi, sẽ ngay tắp lự ôn luyện kinh sử để chọn cho mình một con đường vào Đại Học. Chính vì thế, sinh viên chúng ta tuy nhớ những bài học một cách trôi chảy nhưng vẫn chưa có cơ hội khám phá bản thân.

Bước chân vào ngưỡng Đại Học : Những sinh viên Mỹ sau khi chọn việc học xa nhà liền lập tức thu dọn đồ đạc và đến một môi trường mới mang tên tự do, họ thường học những môn bắt buộc trước khi chọn ngành học chính cho mình khoảng 16 tín chỉ là tầm một đến hai học kì. Nhưng thường các bạn ấy sẽ chọn cho mình ngành nghề thỏa mãn đam mê và khả năng của mình, đấy cũng là lí do để các bạn sinh viên Mỹ tập trung tìm hiểu sở thích và khả năng bản thân đấy. Vì có rất nhiều ngành nghề tưởng chừng như xa lạ đối với sinh viên Việt Nam nhưng lại có ở sinh viên Mỹ như Thư Viện Học, Văn Hóa Học…

Và điều quan trọng chính là Học Bổng, Trợ cấp bang và Vay vốn nhà nước. Tuỳ vào khả năng mỗi bạn mà có thể đạt học bổng và trợ cấp từ bang cho 4 năm. Chủ yếu vẫn là vay vốn học từ chính phủ, và họ buộc phải nghĩ rằng tiền học Đại Học là tiền của chính mình, sau này khi đi làm sẽ phải trả lại nên một khi đã học là kiên quyết phải ra trường thật nhanh và tốt, các bạn ấy luôn có trách nhiệm với việc học vì hiểu rõ gánh nặng trả nợ Đại Học không hề nhỏ. Trong khi sinh viên Việt phải chọn ngành học từ đầu và rất nhiều khoá hướng nghiệp được mở ra ngay cuối cấp 3, sinh viên Việt hầu hết được nhà chu cấp hoặc tự đi làm đóng tiền ăn và học.

Chi phí học Đại Học của sinh viên Mỹ dao động trong khoảng 36.000$/năm, nếu được học bổng du học Mỹ và trợ cấp bang sẽ giảm xuống còn 10.000$/năm. Còn sinh viên Việt Nam khối quốc gia dao động khoảng 7 triệu/năm.

Bạn đọc quan tâm tới các trường ĐH tại Mỹ và các thông tin cần thiết về du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.