Có thể thấy, du học vẫn đang là lựa chọn ưa thích phụ huynh và học sinh Việt Nam, với nhiều ưu điểm về chất lượng giáo dục, xã hội. Thế nhưng, vô hình chung hàng ngàn phụ huynh đang ngộ nhận về những gì du học mang lại cho con em mình.

3 ngộ nhận của hàng triệu người Việt Nam về du học

Du học sinh Việt Nam đón Tết tại Pháp - Nguồn: anod.co

1. Cứ du học thì tự khắc tiếng Anh cực giỏi

Ở nước ngoài, việc du học sinh phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, học tập là hoàn toàn hiển nhiên. Nhưng biết sử dụng là một chuyện, giỏi tiếng Anh là một chuyện khác. Du học chỉ cho bạn môi trường tốt để rèn luyện và nâng cao tiếng Anh khi bạn có khả năng tiếng Anh nhất định để có thể giao tiếp với môi trường, chứ không thể từ xuất phát điểm là con số 0, vì như vậy bạn mất rất nhiều thời gian để có đủ điều kiện tiếng Anh nếu muốn vào học tại các trường ở đây, chưa kể đến việc hoà nhập với môi trường mới bạn sẽ gặp nhiều khó khăn nếu tiếng Anh không tốt. Hơn nữa, chi phí du học rất đắt nên việc chi trả chi phí học tiếng Anh của du học sinh có trình độ đầu vào tiếng Anh thấp là rất lãng phí.

2. Chuyên môn giỏi hơn nguời không du học

Không thể phủ nhận, các nước như Mỹ, Anh, Úc có nền giáo dục tốt hơn Việt Nam, đặc biệt họ chú trọng vào “hành”, vào thực tiễn hơn là lí thuyết suông như ở Việt Nam. Thế nhưng, không phải du học sinh nào cũng có chuyên môn cao khi ra trường. Chuyên môn, kỹ năng là yếu tố mà cần tự bản thân rèn luyện, tìm hiểu từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp trong học tập và làm việc. Hơn nữa, khả năng tiếng Anh hạn chế của đa số du học sinh cũng là trở ngại trong việc tiếp thu đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu các kiến thức được học, so với cả bạn học nước ngoài lẫn sinh viên trong nước.

3. Mức lương “khủng” sau khi ra trường

Du học sinh đầu tư rất nhiều vào chi phí du học, do đó hiển nhiên du học sinh mong muốn có mức lương phù hợp với khả năng chuyên môn và đầu tư đã bỏ ra. Thế nhưng, khi bạn chưa chứng tỏ được giá trị của bản thân mình thì với nhà tuyển dụng, bằng cấp cũng chỉ là tờ giấy, và mức lương đối với 1 sinh viên mới ra trường dù mới du học về cũng không thể vuợt quá mặt bằng chung tại thị trường lao động Việt Nam. Một vấn đề đáng lưu ý nữa chính là liệu bạn có khả năng biến những kiến thức bạn được học trở nên phù hợp để áp dụng được ở Việt Nam hay không, đây thực sự là một câu hỏi lớn.

"Không ai chi trả cho các bạn một khoản khổng lồ nếu các bạn chỉ có tấm bằng tốt nghiệp từ nước ngoài và nói suông", anh David Nam, nhà tuyển dụng của 1 công ty xây dựng tại TP.HCM cho biết ý kiến.

Vậy mới thấy du học chỉ là cánh cửa rộng mở cho những ai chuẩn bị kĩ lưỡng và sẵn sàng cho nó, đặc biệt về khả năng tiếng Anh.

Tiếng Anh tốt cộng với thái độ cởi mở, tích cực, du học sinh sẽ nhanh chóng hoà nhập với môi trường, con người, văn hoá, phong cách sống và nhất là trong việc học sẽ thuận lợi hơn. Với khối lượng kiến thức lớn, hoàn toàn bằng tiếng Anh, nếu không có khả năng tiếng Anh tốt, du học sinh sẽ gặp phải trường hợp chán nản, không hoàn thành được yêu cầu đề ra trong việc học và tự thu mình lại. Vậy mới thấy, tiếng Anh luôn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Tại Việt Nam, mặc dù tiếng Anh đã được chú trọng và đầu tư rất nhiều, nhưng thực sự chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do thời lượng và chất lượng đào tạo tại các trường.

Tuy vậy, phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo 1 số mô hình trường học đảm bảo tiếng Anh cho các em ngay từ ghế nhà trường, như: hệ thống trường Quốc tế (tiêu biểu như: British Academy, BVIS), trường công lập chuyên ngữ (tiêu biểu: THPT Chuyên ngoại ngữ - trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, trường Hà Nội Amsterdam) và hệ thống trường dân lập chuyên ngữ (tiêu biểu như Hà Nội Academy, Trường nội trú THCS và THPT Việt Anh - chuyên đào tạo học sinh giỏi chuyên Anh ở TPHCM). Xem chi tiết về trường tại đây.

3 ngộ nhận của hàng triệu người Việt Nam về du học

Trường dân lập chuyên ngữ Việt Anh được công nhận "Nhà Giáo Dục chất lượng vàng” - Nguồn: http://truongvietanh.com

Xem thêm thông tin về trường dân lập chuyên ngữ Việt Anh tại đây