Dưới đây là chia sẻ của Tiến sĩ Dr. Rosie, giảng viên đồng thời là chuyên viên tuyển sinh của chương trình Cử nhân Y Dược và Cử nhân Phẫu thuật (MBBS) tại Đại học Trung tâm Lancashire cho những ai muốn theo học ngành Y tại Anh.
10 điều bạn cần biết khi chuẩn bị hồ sơ du học Anh ngành Y
1. Nắm rõ yêu cầu đầu vào: Bước đầu tiên, bạn cần ghé thăm website của trường Y mà bạn mong muốn và kiểm tra các yêu cầu tuyển sinh. Những điều kiện đầu vào thường bao gồm kết quả học tập, chứng chỉ ngôn ngữ (như IELTS), các tài liệu liên quan, bài luận cá nhân, kinh nghiệm làm việc và điểm bài kiểm tra UKCAT (Bài kiểm tra Khả năng Lâm sàng Anh).
Đặc biệt, các ứng viên quốc tế cần phải chắc chắn các giấy tờ chuyên môn của mình được chấp nhận tại Vương quốc Anh. Bạn có thể tìm đến văn phòng tuyển sinh của trường để đặt câu hỏi về vấn đề này.
Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc cũng là yêu cầu quan trọng đối với các trường Y. Với MBBS tại UCLan, bạn cần có ít nhất 2 tuần làm việc thực tế tại các cơ sở y tế và đã có ít nhất 6 tháng làm tình nguyện.
Nếu bạn phát hiện bạn đã đã lỡ hạn làm bài thi UKCAT trước khi nộp đơn, đừng hoảng, bạn có khả năng làm bài thi đó sau khi đã nộp hồ sơ.
10 điều bạn cần biết khi chuẩn bị hồ sơ du học Anh ngành Y
2. Chuẩn bị hồ sơ sớm và tỉ mỉ!: Để cho bản thân nhiều thời gian chuẩn bị, hãy bắt tay vào soạn hồ sơ càng sớm càng tốt và kiểm tra chúng kỹ lưỡng trước khi nộp.
Đối với một hồ sơ Đại học, bạn cần đặc biệt chú ý đến các chỉ dẫn. Hãy đảm bảo bạn tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt và tránh gây chậm trễ trong quy trình xét duyệt hồ sơ của bạn.
Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè, gia đình hoặc giảng viên xem lại các tài liệu như thư nguyện vọng trước khi bấm “gửi đi”.
3.Sử dụng thư nguyện vọng hiệu quả: Một phần quan trọng của hồ sơ của bạn là thư nguyện vọng cá nhân (SoP). Cơ bản, đây là bài luận ngắn cho biết những thành tựu, tham vọng của bạn và lý do bạn muốn theo học. Bài viết có giới hạn từ (khoảng 4000 ký tự) nên bạn cần phải sử dụng chúng khôn ngoan. Website của UCAS cung cấp nhiều nguồn để tham khảo, và UCLan cũng có những chỉ dẫn cụ thể về việc viết SoP để ghi danh vào trường Y.
Trong thư, bạn cần cho thấy hiểu biết của mình về nghề Y, làm nổi bật những kinh nghiệm làm việc hoặc tình nguyện liên quan, thể hiện khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và giao tiếp, đồng thời làm bật lên những thành tự và hoạt động ngoại khóa.
Hãy cố gắng bổ sung các bằng chứng để nội dung của bạn thêm phần thuyết phục, chẳng hạn như là giải thưởng mà bạn nhận, thử thách mà bạn vượt qua hoặc dự án mà bạn từng tham gia.
4. Chắc chắn bạn có thư giới thiệu: Bạn có thể sẽ được yêu cầu nộp 1 hoặc 2 tài liệu (tương tự thư giới thiệu) để hỗ trợ cho hồ sơ của mình.
Bạn cần đảm bảo rằng bạn có ít nhất một thư giới thiệu từ cựu giảng viên hay người hướng dẫn dù cho bạn đã nghỉ học một thời gian.
Những tài liệu bổ sung có thể đến từ những đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực công tác hoặc tình nguyện, tuy nhiên thư của một người có uy tín làm việc trong môi trường học thuật là yêu cầu bắt buộc.
5. Đảm bảo thư giới thiệu và SoP của bạn “khớp” nhau: Các chuyên viên tuyển sinh sẽ có ấn tượng tốt với những hồ sơ có thư giới thiệu và SoP đồng bộ với nhau.
Thư giới thiệu cần củng cố và xác nhận những thông tin mà bạn tuyên bố trong SoP, cung cấp những bằng chứng và ví dụ cho sự nghiêm túc của bạn đối với việc học Y. Một số những nội dung có thể gây được thiện cảm trong thư giới thiệu đó là tính kiên trì, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm… của bạn.
Để đảm bảo người viết thư của bạn bao gồm tất cả những điểm cần thiết trong thư, hãy gửi người đó bản sao SoP của bạn và mọi chỉ dẫn của trường mà bạn muốn nộp đơn.
6. Sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn trực tiếp: Nếu bạn đáp ứng được các tiêu chí và thư nguyện vọng cũng như thư giới thiệu của bạn gây ấn tượng với Ban Tuyển sinh, bạn sẽ được mời dự một buổi phỏng vấn.
Đối với một số trường Y của Vương quốc Anh, ứng viên có thể được phỏng vấn tại Việt Nam, nhưng một số khác có thể sẽ yêu cầu bạn phải đến phỏng vấn trực tiếp. Điều này giúp đảm bảo rằng quy trình đánh giá được thực hiện nhất quán, và đây cũng là cơ hội tốt cho các sinh viên tương lai khám phá trường học, gặp gỡ các giảng viên và đặt cho họ câu hỏi, nếu có.
7. Sẵn sàng cho nhiều kiểu phỏng vấn khác nhau: Với các trường Y ở Anh, việc đánh giá thông qua hình thức “Multiple Mini Interview” (MMI-Nhiều cuộc phỏng vấn nhỏ) đã trở thành tiêu chuẩn.
Hình thức này có thể ví von như việc bạn có 10 trạm khác nhau phải đi qua, trong đó mỗi trạm được thiết kế để đánh giá từng kỹ năng hoặc tiêu chí cụ thể và được dẫn dắt bởi một người phỏng vấn khác nhau.
Phương pháp này sẽ tiếp cận nhiều mục tiêu hơn phương pháp cũ và tạo nên một đánh giá tổng thể hơn với từng ứng cử viên.
Mục đích của việc này không phải đề tìm ra bác sỹ giỏi mà tìm ra người có những yếu tố cần thiết để trở thành sinh viên Y khoa giỏi.
8.Chứng tỏ rằng bạn đã tìm hiểu về khóa học và trường: Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể tạo ấn tượng tốt bằng cách cho thấy bạn đã có tìm hiểu, nghiên cứu về khóa học và về trường.
Hãy thể hiện sự am hiểu của mình về những điểm đặc biệt nào liên quan đến trường, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất và cộng đồng sinh viên, tóm lại là một thế mạnh của trường so với các trường khác.
Tiếp đến, bạn cần giải thích lí do khiến bạn nộp hồ sơ vào đây và tại sao bạn tin rằng khóa học là phù hợp với mối quan tâm, phongcách học tập và khát vọng của mình.
9. Và bạn nắm bắt thong tin về hệ thống Y tế ở Anh: Thể hiện kiến thức của mình về Hội đồng Y Vương quốc Anh (UK General Medical Council) và Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service) có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt, cho thấy bạn quyết tâm và nhiệt huyết đến mức nào.
Thâm chí nếu bạn không định hành nghề Y ở Anh, đây vẫn là hệ thống mà bạn sẽ được huấn luyện nếu bạn học Y ở Anh, vậy nên một số kiến thức cơ bản sẽ cho bạn lợi thế khi bắt đầu học tập.
10. Truyền đạt đam mê và cam kết của bạn với lĩnh vực: Cuối cùng, điều quan trọng nhất là truyền đạt cam kết của bạn với ngành học và động lực học tập của bạn, cả trong hồ sơ ứng tuyển ban đầu và suốt buổi phỏng vấn. Hãy nghĩ về những cảm hứng đầu tiên khiến bạn muốn theo đuổi nghề Y, bạn đã thể hiện được sự cam kết theo đuổi con đường này như thế nào, và tham vọng tương lai là gì sẽ đưa bạn qua những năm học và nghiên cứu sắp đến.
10 trường ĐH đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới du học sinh nên biết
Danh sách bình chọn những đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới dựa trên sự nổi tiếng về học thuật, giảng viên và mức độ ảnh hưởng của những nghiên cứu do trường tiến hành.
1. Đại học Harvard: Theo QS - trang chuyên xếp hạng các trường đại học - năm 2016, Đại học Harvard, Mỹ, tiếp tục đứng đầu danh sách. Trường có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm với khoảng 2.9000 giáo sư và phó giáo sư cùng hơn 5.000 trợ giảng. Trường Y Harvard được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhằm thực hiện sứ mệnh giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.
2. Đại học Oxford: Đứng thứ hai trên bảng xếp hạng là Đại học Oxford. Đây cũng là một trong ba trường của Anh lọt top 10 trường đào tạo ngành Y năm nay. Việc giảng dạy của Đại học Oxford đư ợc chia làm tiền lâm sàng (3 năm đầu) và lâm sàng (3 năm cuối). Năm 2016, Times Higher Education đánh giá trường Y Oxford tốt nhất thế giới về đào tạo tiền lâm sàng, lâm sàng, nghiên cứu y khoa.
3. Đại học Cambridge, Anh, tiếp tục đứng ở vị trí thứ ba. Việc đào tạo cũng được chia thành hai giai đoạn tiền lâm sàng và lâm sàng. Trường có các bệnh viện trực thuộc, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng khám nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác, đào tạo, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.
4. Đại học Stanford: Năm nay, Đại học Stanford, Mỹ, vươn lên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những trường đào tạo ngành Y tốt nhất của QS. Trường tập trung chủ yếu vào công tác nghiên cứu, chú trọng tiến bộ Y khoa và phát hiện phương pháp mới. Vì thế, chương trình học tại Stanford thường xuyên được đổi mới. Trường cũng có cơ sở vật chất hiện đại để sinh viên thực hành, nâng cao tay nghề.
5.Đại học Johns Hopkins, Mỹ, tụt một bậc, thay thế vị trí của Đại học Stanford. Việc giảng dạy của trường chủ yếu được tiến hành tại Bệnh viện Johns Hopkins, một trong những bệnh viện hàng đầu ở Mỹ. Ảnh: Bestmedicaldegrees.
6. Trường Y David Geffen: Đứng ở vị trí thứ sáu là trường Y David Geffen thuộc Đại học California ở Los Angeles, Mỹ. Năm 2015, trường xếp thứ bảy. Trường có đội ngũ giảng viên danh tiếng trong ngành Y. Ng oài giờ học trên giảng đường, sinh viên được thực hành tại Bệnh viên Nhi Mattel, Trung tâm y tế Ronald Reagan.
7. Đại học California ở San Francisco, Mỹ, hạ một bậc, xếp vị trí thứ bảy. Đây cũng là trường duy nhất ở Mỹ lọt vào danh sách 10 trường hàng đầu về cả nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.
8.Đại học Yale vẫn giữ nguyên vị trí thứ tám so với bảng xếp hạng năm ngoái. Cơ sở giảng dạy chính của trường là Bệnh viện Yale - New Haven. Ngoài ra, Yale còn sở hữu thư viện Y học Harvey Cushing/John Hay Whitney, một trong những thư viện y học hiện đại lớn nhất thế giới.
9. Đại học C ollege London: Đứng thứ chín là Đại học C ollege London, Anh. V iệc giảng dạy ngành Y tại trường được tiến hành ở Bệnh viện Đại học College, Bệnh viện Hoàng gia, Bệnh viện Whittington. Trường cũng liên kết các bệnh viện khác như Bệnh viện Nha khoa Eastman, Great Ormond Street, Viện mắt Moorfields, Bệnh viện Thần kinh học và Giải phẫu thần kinh Quốc gia, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Hoàng gia…
10. Viện Karolinska là trường duy nhất ở Thụy Điển lọt vào danh sách 10 đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới. Trường được thành lập năm 1810. Việc giảng dạy, nghiên cứu chủ yếu diễn ra tại Bệnh viện Đại học Ka rolinska. Trường cũng đi đầu trong ngành Y tại Thụy Điển, chiếm hơn 30% trong công tác đào tạo Y khoa và 40% số lượng các công trình nghiên cứu y học ở nước này. Ảnh: Aasarchitecture.
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, visa du học Anh, học bổng du học Anh việc làm thêm khi chọn du học Anh có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.