Học đi đôi với hành

Trước hết, chương trình đào tạo của ĐH Văn Hiến đi theo định hướng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản song song kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian thông qua những buổi thực hành, thực tập, trong đó đề cao khả năng tự học, tư duy độc lập của sinh viên. Giảng viên là người hướng dẫn phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu giúp sinh viên chủ động trong việc học. Chẳng hạn, sinh viên ngành Xã hội học được kết hợp các hoạt động nghiên cứu, làm các đề tài thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đại học Văn Hiến

Sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành được trang bị kiến thức thực tiễn bằng những chuyến đi đến các vùng miền của đất nước hay chuyến kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp lữ hành. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng về năng lực chuyên môn lẫn kỹ năng thực tế. Bạn Thu Thảo, sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành cho biết: “Nhờ phương pháp học tập chủ động mà tôi cảm thấy rất tự tin vào kiến thức và kỹ năng của mình khi phỏng vấn xin việc. Và tôi đã được nhận vào làm tại một công ty về lữ hành mà mình mong muốn.”

Xây dựng những nhân cách đẹp

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên Văn Hiến còn được nhà trường tạo điều kiện để phát triển về nhân cách, thẩm mỹ, thể chất... Hiện nay, các câu lạc bộ (CLB) trong trường được thành lập và hoạt động hiệu quả như CLB truyền thông, CLB công tác xã hội, CLB ngoại ngữ, CLB Đại sứ Văn Hiến, CLB võ Vovinam…Trong đó, CLB truyền thông là nơi giúp sinh viên thể hiện tài năng sáng tạo như viết bài, chụp ảnh, dựng phim, làm MC. Câu lạc bộ ngoại ngữ là nơi sinh viên trao dồi, học tập lẫn nhau, mạnh dạn hơn trong thực hành giao tiếp ngoại ngữ. CLB Công tác xã hội với những hoạt động thiết thực vì cộng đồng và phát huy tình yêu thương, lối sống tốt đẹp trong từng sinh viên. CLB Việt võ đạo là sân chơi rèn luyện sức khỏe, phát huy khả năng bản thân.

Đại học Văn Hiến

Bạn Trần Thanh Chiến, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, chiến sĩ Mùa hè xanh 2014 cho biết: “Hàng năm, chúng tôi đã tổ chức ngày hội “Mùa hè năng động” cho các em nhỏ tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn và hỗ trợ người dân tại Xã Láng Biển, Đồng Tháp xây nhà tình thương, làm đường nông thôn, dạy học cho các trẻ em... Tôi học được rất nhiều điều như cách phân công, tổ chức công việc khoa học, làm việc đội nhóm. Qua đó, các bạn sinh viên trở nên gần gũi, hiểu và gắn kết nhau hơn và chúng tôi cảm nhận quãng đời sinh viên ý nghĩa hơn bao giờ hết.”

Ngoài ra, để khoảng cách giữa nhà trường, thầy cô và sinh viên trở nên gần gũi, mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, ban giám hiệu có buổi đối thoại để lắng nghe và giải đáp những phản hồi từ sinh viên.

Năm 2014, đại học Văn Hiến dành ngân sách 2,5 tỷ đồng học bổng cho sinh viên:

10 suất Học bổng“Chắp cánh ước mơ” trị giá 100.000.000 đồng/suất cho hệ ĐH và 75.000.000 đồng/suất cho hệ CĐ dành cho thí sinh xét tuyển vào trường có học lực lớp 12 từ loại khá trở lên.

10 suất Học bổng “Chắp cánh ước mơ tuổi trẻ Đất Sen Hồng” có giá trị tương đương 100% học phí trong suốt 4 năm học, dành cho các thí sinh xét tuyển vào trường có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi của tỉnh Đồng Tháp và xét theo tiêu chí của Tỉnh đoàn Đồng Tháp.

30 suất Học bổng Ngành dành cho cho thí sinh trúng tuyển vào học ngành Xã hội học, Ngữ văn và Việt Nam học.

Học bổng khuyến khích học tập: dành cho sinh viên căn cứ vào kết quả học tập cao và tham gia tích cực các hoạt động phong trào nhà trường.

10 suất Học bổng Hoàng Như Mai trị giá 2.000.000 đồng/ suất dành cho sinh viên từ năm 2 trở lên học khá giỏi và có hoàn cảnh khó khăn và nghị lực vượt khó.

Xem thông tin điểm chuẩn và các học bổng khác tại:

Đại học Văn Hiến