Giáo sư Phạm Phụ vừa qua đời ở tuổi 85. Ông là người có công sáng lập Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM

Đại học Huế lần đầu vào bảng xếp hạng thế giới

Đại học Huế lần đầu vào bảng xếp hạng thế giới

Đại học Huế lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng các trường tốt nhất thế giới năm 2023 của THE, với vị trí 1.501+.

1. Tiễn biệt Giáo sư Phạm Phụ

PGS.TS Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM - thông tin GS Phạm Phụ qua đời tối 13/10/2022 ở tuổi 85.
NGND, GS.TS. Phạm Phụ sinh ngày 11/12/1937 tại Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội ngành “Công trình trên sông và trạm thuỷ điện” năm 1960. Từ năm 1976, ông chuyển vào Nam và công tác tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Ông đã nhận được các danh hiệu cao quý và đảm nhận nhiều vai trò quan trọng:

  • Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân năm 2002.
  • Ông từng được biệt phái làm chuyên viên của Việt Nam tại Ban thư ký, Ủy ban quốc tế Mê-kông, Bangkok, Thái Lan (3/1986 – 12/1988).
  • Trưởng khoa Quản lý công nghiệp, trường ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM (1991-1996).
  • Đại biểu Quốc hội (1992-1997).
  • Chủ tịch hội đồng quản trị, Ban Quản lý dự án khu Công nghệ cao TP.HCM (1997 – 1999).
  • Phó trưởng ban, Ban quản lý các khu công nghiệp – khu chế xuất TP.HCM (1996 - 2000).

Ông cũng từng là thành viên của nhiều hội đồng, hội đoàn như: Hội đồng chỉ đạo SAV, Hội đồng cố vấn Trung tâm Viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV), Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á của TP.HCM, Hội đồng khoa học kinh tế – quản lý của Bộ xây dựng, Hội đồng phong học hàm quốc gia liên ngành Xây dựng – Thuỷ lợi – Cầu đường... và nhiều hội đồng thẩm định dự án Quốc gia...

Vĩnh biệt GS Phạm Phụ - Người nặng lòng với giáo dục đại học - Ảnh 1

Giáo sư Phạm Phụ -  Người có công sáng lập Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM

2. Người “vẽ" khuôn mặt mới của giáo dục Việt Nam

Từ khoảng năm 1996 đến 2005, giáo dục Việt Nam bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ. Nhiều chính sách bắt đầu được áp dụng để thay đổi giáo dục, nhiều trường đại học mới bắt đầu ra đời… Trong khoảng 10 năm sôi động ấy, đâu đâu cũng thấy một tiếng nói phản biện từ GS Phạm Phụ.
Bằng kinh nghiệm, kiến thức từ nghiên cứu rất sâu, ông không ngừng cất lên tiếng nói phản biện tại các hội nghị, toạ đàm, trên khắp các mặt báo. Chỉ trong 10 năm ấy, hàng trăm bài báo, kiến nghị, nghiên cứu về giáo dục của ông xuất hiện và sau đó được tập hợp thành 2 tập sách dày cộm mang tên “Về khuôn mặt mới của giáo dục Việt Nam". Đọc 2 cuốn sách, sẽ có nhiều người “choáng váng" vì những nghiên cứu, tìm hiểu hay đề xuất sâu sắc và đi trước thời đại. Những nhận định và đề xuất của ông về tự chủ đại học, hội đồng trường, tài chính giáo dục… hiện đang là thực tế của giáo dục ngày hôm nay.

Từ năm 2006 cho đến trước khi mắc bệnh những năm gần đây, GS Phạm Phụ vẫn miệt mài đi khắp nơi phản biện giáo dục, vẫn luôn là trung tâm của những hội nghị. Năm tháng, sức khỏe ông yếu dần nhưng ngọn lửa nhiệt tâm với giáo dục vẫn không bao giờ tắt. Nhưng hầu như ai cũng thích nghe ông nói.
“Không chỉ "vượt rào" để chuyên phản biện, cuộc đời của GS Phạm Phụ cũng là những cuộc “vượt rào". Ông sinh ra trong một gia đình khá khó khăn tại Quảng Ngãi. Bố mất sớm nên dù là con một, mẹ ông cũng từng phải khuyên ông nghỉ học khi học xong cấp 1 để ở nhà phụ giúp gia đình. Nhưng may mắn sau đó ông được cấp học bổng 12 kg gạo/tháng (học bổng rất hiếm hoi khi ấy ở vùng kháng chiến với năm đói kém 1952) để theo đuổi việc học. Từ động lực này, ông “vượt rào” qua vòng tuyển chọn gần 20 lấy 1 để vào trường cấp 3 nổi tiếng nhất miền Trung thời đó: Lê Khiết (Quảng Ngãi). Sau năm 1954 ông vào Trường Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) và Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An). Sau đó ông học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khóa 1 chỉ trong vòng 3 năm. Ông tự nhẩm tính mình ngồi trên ghế nhà trường, kể cả các lớp ngắn hạn chưa đầy 15 năm, chưa đủ thời gian để nhận bằng cử nhân như hiện nay. Tất cả mọi thành công đến với ông sau này đều do quá trình tự học, tự mày mò nghiên cứu.

Đặc biệt nhất, ông làm luận văn tiến sĩ về hệ thống thủy điện mà không hề có giáo viên hướng dẫn. Chỉ đến khi luận văn hoàn thành mới có một hội đồng được thành lập ở Bộ GD-ĐT chấm đề tài (lúc ấy việc xét duyệt lý lịch đi học tiến sĩ ở nước ngoài còn khá khó khăn). Sau năm 1975, ông lại “vượt ngược rào” để dự tuyển kỳ thi tiếng Anh để đi học thạc sĩ trở lại ở Học viện Công nghệ châu Á (Thái Lan). Là tiến sĩ rồi đi học thạc sĩ là một quyết định khá kỳ lạ. Nhưng đây lại là bước ngoặt thay đổi cuộc đời ông. Cùng với thời gian được biệt phái làm chuyên viên của Việt Nam tại Ban thư ký Ủy ban quốc tế Mekong (1986 – 1988), ông có cơ hội tìm hiểu giáo dục đại học (GDĐH) các nước để từ đó so sánh và góp ý cho GDĐH Việt Nam. Góp ý từ khoa, từ trường, viết báo, rồi bắt đầu có uy tín được mời góp ý cho các hội nghị về GDĐH và trở thành thành viên của Hội đồng quốc gia giáo dục do Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng.
Ông từng kể: “Tôi tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn GDĐH trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển hy vọng có thể lấp chút ít vào “chỗ trống” lạc hậu của GDĐH Việt Nam. Chuyện nghiên cứu và phản biện GDĐH đối với tôi cũng là “vượt rào” vì chuyên ngành của tôi là thủy điện. Mừng là có nhiều người chịu để cho tôi nói và chịu lắng nghe!”.

> Nhiều GV mong môn Vật lý, Hoá học, Sinh học được trả về đúng vị trí của nó

> Thêm một trường đại học được đào tạo ngành y khoa

Theo kênh Tuyển Sinh tổng hợp