Tin liên quan

>> Nhiều trường có phương án xét tuyển bổ sung

>> Xét tuyển bổ sung loạn thông tin vì thí sinh ảo

>> Xét tuyển nguyện vọng 2 làm rối thí sinh

Vì sao các trường có đề nghị này

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có văn bản gửi Bộ GD&ĐT đề nghị cho phép các trường ĐH ngoài công lập tại khu vực Tây Nam Bộ được tiếp tục vận dụng Điều 33 của quy chế tuyển sinh như trước đây, vì các trường này chưa tuyển được 50% chỉ tiêu.

 

Vì sao nhiều trường muốn tuyển theo điều luật đã bị bãi bỏ, Nguyện vọng 2, phapluattp, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, nguyện vọng 2, điểm chuẩn nguyện vọng 2, điểm xét tuyển, các điều kiện xét tuyển, điều luật 33, trường dân lập

 

Trong khi đó, trong thông tư ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Bộ GD&ĐT đã bãi bỏ việc nâng mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp từ 0,5 điểm lên 1 điểm. Điều này nhằm tránh việc các trường lợi dụng Điều 33 để vét thí sinh, khi thí sinh chỉ cần 8 điểm là ung dung vào ĐH hoặc nếu không cộng điểm đối tượng ưu tiên thì với 10 điểm là vào ĐH trong khi mức điểm này chỉ vừa đủ vào CĐ. Tương tự nếu áp dụng Điều 33 để tuyển cho hệ CĐ thì chỉ cần 5 điểm cả ba môn thi là đậu CĐ.

Nguyên do là đâu

Cái lý của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng do đặc thù của ĐBSCL đời sống kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trình độ dân trí thấp nên đề nghị được hoãn thực hiện theo thông tư và xin tiếp tục vận dụng Điều 33. Vô hình trung ĐBSCL lâu nay được xem là “vùng trũng của giáo dục” lại tiếp tục “trũng”! Trong khi các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc… cũng rất khó khăn nhưng chưa có "tư duy về đào tạo nguồn nhân lực" như vùng ĐBSCL. Lại vận dụng Điều 33, tức sẽ hạ điểm trúng tuyển xuống nữa thì có bảo đảm chất lượng đào tạo? Chưa kể, đây còn là không công bằng đối với thí sinh mọi vùng miền.

Thêm nữa, theo tính toán của Bộ GD&ĐT, nguồn thí sinh có điểm thi trên sàn không trúng tuyển nguyện vọng 1 còn rất dồi dào. Vậy tại sao thí sinh của vùng ĐBSCL không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường ĐH tại khu vực này, trong khi thời hạn xét tuyển còn kéo dài đến hết tháng 11? Một phần do học phí các trường này quá đắt (12-36 triệu đồng/năm), con em nhà nông không đủ sức theo đuổi suốt 4-5 năm. Phần khác phải chăng do các trường chưa đủ uy tín để hút được thí sinh của chính vùng mình. Chưa thấy được uy tín, chất lượng đào tạo của trường, thí sinh cũng không dám “đánh đu”!

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh  (Phapluattp)