Đào tạo trực tuyến > Kỹ năng sống > Quản trị cuộc đời

Các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực - Ảnh 1: Khoá học Khám phá bản thân - GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.

1. Tư duy tích cực là gì? Nền tảng của tư duy tích cực

Tư duy tích cực nếu xét về mặt sinh học, thì đó là một hoạt động tạo ra những năng lượng tâm trí (Psychoenergy) nó có tác dụng hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonine, doparmine (gây hưng phấn) hoặc oxytocin (gây khoái cảm tính dục) để gây ra những biến chuyển trong hệ nội tiết, hệ miễn dịch và các hệ này sẽ kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người, trong đó có hoạt động về trí não. Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ hơn. Còn tư duy tiêu cực lại làm suy giảm các chất nội tiết, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến con người mệt mỏi, dễ bị bệnh và đưa đến sự thất vọng, chán đời, dần dần đi đến trầm cảm và có nguy cơ tự sát.

Nếu xét về mặt tâm lý, thì tư duy tích cực là điều giúp cho con người có sự tự tin, để từ đó có thể khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân.  Nhờ các năng lượng mà ta gọi là nội lực này được tác động khiến cho con người có thể phát triển, vượt qua mọi thách thức. Ngược lại tư duy tiêu cực làm con người trở nên sợ hãi, mất niềm tin vào bản thân, dễ bị áp lực từ bên ngoài để trở nên lệ thuộc, tự đánh mất phẩm chất của con người.

Tư duy tích cực là gì? Các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực

Tư duy tích cực là gì? Các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực

Nếu xét về mặt xã hội thì tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người và ngay tại trong gia đình, với tư duy tích cực thì mỗi thành viên sẽ góp phần hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng nhân cách, phát triển tài năng. Ngược lại, với những gia đình mà tư duy tiêu cực hiện diện, nó sẽ làm xói mòn tình cảm và sự tôn trọng giữa các thành viên, tạo thành một môi trường bệnh hoạn, hình thành những thói quen bạo hành và gia trưởng, độc đoán và làm cội nguồn của những cá nhân ích kỷ, tham lam và độc đoán sau này.

2. Tại sao bạn nên rèn luyện tư duy tích cực?

Khi bạn nghĩ rằng mọi chuyện đang xấu đi và rằng mình sẽ thất bại, suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ và có xu hướng trở thành sự thật. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang phấn đấu để đạt được thành công hoặc đang kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người giúp bạn thành công. Suy nghĩ của bạn sẽ quyết định bạn thành công hay thất bại. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những suy nghĩ đó luôn “ủng hộ” bạn.

Có thể nói, trừ những người có những khó khăn rối nhiễu về tâm lý ngay từ lúc mới sinh, hay bị những tổn thương về trí tuệ khiến họ chậm phát triển về nhiều mặt, thì hầu như ai cũng đều có khả năng hình thành và phát triển điều mà người lớn nhiều khi phải tìm kiếm, học hỏi rất khó khăn. Đó là cách nghĩ, cách nhìn với tư duy tích cực về cuộc sống và về kỹ năng giao tiếp. Nhiều người thường nhìn nhận cuộc sống một cách đơn giản và tự nhiên , nhưng chính những ứng xử của bố mẹ, của thày cô và bạn bè làm không ít bạn trẻ “vỡ mộng” lần hồi mà bắt đầu ngày càng trở nên bi quan với cuộc sống chung quanh, nhất là với những gia đình không hình thành được những mối tương giao lành mạnh.

Với một số bạn trẻ cũng thế, khi còn là học sinh thường có những ước vọng, đôi khi khá viễn vông hay quá khích dù rất tốt đẹp. Khi họ bước vào cuộc đời thường có những mong ước, khát vọng đóng góp năng lực để làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Thế rồi, khi tiếp cận với những công việc, những vấn đề thì thực tế không giống với những gì mình hình dung, và thế là vỡ mộng, là thất vọng, để hình thành những cái nhìn tiêu cực về cuộc sống. Cũng có khi họ sẽ chấp nhận để “hòa nhập” với những tính chất ấy và không còn giữ được thái độ tích cực trong mọi lĩnh vực.

Thực ra, đối với cuộc sống hiện nay cũng khó mà có được một cái nhìn vô tư và tích cực với quá nhiều những bất công và phi lý diễn ra hằng ngày. Nhưng đối với trẻ em, học sinh hay thậm chí ở lứa tuổi sinh viên thì chính sự gìn giữ cho các em những suy nghĩ tích cực về cuộc sống, về những cách ứng xử của mọi người sẽ giúp cho em có được một bản lĩnh để gìn giữ và hình thành những tư duy tích cực sau này khi các em trưởng thành.

3. Bốn nhóm tư duy thường gặp

Người ta thống kê rằng mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ. Trong con số khá lớn này, liệu có bao nhiêu ý nghĩ là có ích và bao nhiêu đã làm mất năng lượng một cách vô ích? Để phân loại chúng, người ta chia ý nghĩ thành bốn nhóm:

  1. Tư duy Tích cực: Là những suy nghĩ có lợi không những cho mình mà cho cả người khác như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết…
  2. Tư duy Tiêu cực: Là những suy nghĩ làm tổn hại đến mình và đến người khác như: tự ti, ganh tỵ, mặc cảm, ích kỷ… “May mà tôi không vớ phải cô ta!” cũng thuộc nhóm câu “Nho trên cành còn xanh lắm!” có lợi cho mình, nhưng không có lợi cho người khác (vì cô ấy đang bị bạn nói xấu).
  3. Tư duy Lãng phí: Là những suy nghĩ “rác”, nghĩ vơ vẩn về những gì đã qua hoặc chưa đến làm tiêu hao năng lượng và mất thời gian của hiện tại.  Một thí sinh trong phòng thi mà lại mơ tưởng đến chuyến đi nghỉ sắp tới hay tưởng tượng thầy giám thị tặng cho đáp án thay vì tập trung vào làm bài thì thật là đang tư duy lãng phí.
  4. Tư duy Cần thiết: Là những suy nghĩ cần thiết về công việc đang phải làm, đang phải giải quyết. Như thầy cô giáo thì phải suy nghĩ về bài giảng, diễn viên suy nghĩ cách nhập vai hay người hùng thì phải nghĩ cách chứng minh điều đó...

Lối tư duy góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Tất cả các ý nghĩ sinh ra dù cần thiết hay không, dù tiêu cực hay tích cực thì nó cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lời nói và hành động. Và vô hình trung nó cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đến chúng ta tùy theo điểm xuất phát của nó thuộc loại tư duy nào.

4. Các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực trong cuộc sống

Tư duy tích cực giúp bạn phác hoạ một tương lai tươi sáng mà bạn muốn theo đuổi. Khi bạn kì vọng một kết quả tích cực, bạn sẽ quyết định tích cực hơn và ít khi giao phó kết quả cho số phận hay sự may mắn. Một phác hoạ sinh động về con đường thành công, cùng với một suy nghĩ lạc quan chính là cầu nối giữa khát vọng và hành động. Bạn có thể thử các phương pháp tư duy tích cực sau đây:

  1. Hãy ý thức suy nghĩ của bạn. Hãy viết những suy nghĩ trong một ngày ra giấy .
  2. Hãy thay thế bằng những tư tưởng lạc quan.
  3. Phác hoạ một bức tranh gồm những ý tưởng và kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục đích cuối cùng.
  4. Sáng tạo ra những khẩu lệnh hoặc câu nói mà bạn có thể lặp đi lặp lại hàng ngày vì chúng sẽ nhắc nhở bạn điều gì bạn muốn đạt được và lý do tại sao.
  5. Hãy tập cách suy nghĩ tích cực liên tục cho đến khi nào bạn có thể hành động và suy nghĩ lạc quan mới thôi.