Được mệnh danh là xứ sở của bia, xúc xích và xe hơi, du học tại Đức có rất nhiều điểm khiến teen Việt phải bất ngờ.

Chúng mình cùng lắng nghe cô bạn Trần Thu Hà, với thâm niên 4 năm là sinh viên trường Christian Albrecht - Universität zu Kiel (Đức) bộc bạch những điểm “là lạ” về việc học tập và sinh hoạt tại quốc gia này nhé.

Điểm thi - bí mật không thể "bật mí"

Nếu như hầu hết các trường ĐH trên thế giới đều công khai điểm của học sinh, sinh viên trường mình, thì tại Đức, điều này hoàn toàn “tuyệt mật". Thay vì dán lên bảng tin hay phát tận tay đến mỗi học viên, các trường tại Đức sẽ cấp cho các teen một mã số riêng để tra cứu điểm thi của mình. Chính vì thế, chẳng ai biết điểm của nhau cả trừ phi chính họ "bật mí".

Nguyên tắc bí mật điểm số này bắt nguồn từ nền văn hóa tôn trọng cuộc sống riêng tư của người khác tại châu Âu và cũng là đặc điểm cố hữu trong con người Đức. Ngoài ra, nó còn hạn chế tình trạng ganh đua, "chạy chọt" điểm số cũng như mặc cảm, tự ti khi lực học của mình có phần "í ẹ" so với bạn bè.

Lấy bằng cử nhân vào tuổi 26 - vẫn sớm chán

Nếu như độ tuổi tốt nghiệp ĐH (tương đương trình độ cử nhân, kỹ sư) tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới là vào khoảng 22-23, thì ở Đức, 26 tuổi mới cầm trên tay tấm bằng cử nhân vẫn được coi là trẻ chán.

Theo thống kê thì tại đất nước này, độ tuổi tốt nghiệp ĐH trung bình lên tới 28 cái "xuân xanh"! Nguyên nhân là vì chương trình đào tạo bậc ĐH tại đây kéo dài từ 6 - 8 năm. Bên cạnh đó, thời gian học phổ thông tại một số bang của nước Đức kéo dài những 13 năm, nên sinh viên nước này gia nhập đội ngũ những người đi làm khá muộn. Chính vì thế, giới trẻ Đức cũng được xếp vào nhóm lập gia đình muộn nhất thế giới cùng với Pháp và Úc.

Đức: Điểm thi là hoàn toàn tuyệt mật!

Đức: Điểm thi là hoàn toàn tuyệt mật!


Học phân loại rác từ thuở còn thơ

Không phải ngẫu nhiên mà chỉ số sống xanh của người  Đức lại được các tổ chức môi trường như GEF, GEIC đánh giá cao. Teen Đức được dạy cách kỹ năng phân loại rác và kiến thức tái chế ngay từ bậc tiểu học. Bởi thế, các thể loại hoạt động xã hội - tuyên truyền sống xanh tại đây rất im ắng, đơn giản là vì ý thức bảo vệ môi trường đã ngấm từ trong máu họ. Nếu có dịp sang Đức du lịch, bạn sẽ rất hiếm thấy cảnh teen xả rác bữa bãi khi ăn uống hay tiêu dùng.

Ngoài ra, sống xanh còn được phản ảnh từ lối kiến trúc văn phòng, nhà ở hình chữ U, mà ở giữa là khoảng diện tích cho cây xanh của người Đức. Các công trình trường ĐH, văn phòng cũng đều được xây lắp rất nhiều cửa sổ kính để đón ánh sáng mặt trời nhằm tiết kiệm năng lượng.

Quyền năng "Bàn tay vàng"

Có một câu nói nổi tiếng của người Đức là: "Hãy cho chúng tôi lon sữa, chúng tôi sẽ tạo nên những chiếc xe tăng!". Nghe có vẻ như một sự cường điều hóa, nhưng thực sự xứ sở bia hơi này rất coi trọng giáo dục dạy nghề. Tại Đức, một người thợ giỏi được tôn trọng và vinh danh không kém các giáo sư, tiến sĩ.

Các tin cùng chủ đề:


Trường quốc tế - đào tạo quốc tế - đại học quốc tế

Liên kết quốc tế - cao đẳng quốc tế - tuyển sinh

Kênh Tuyển Sinh ( Theo TIIN)