Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa gửi thông báo kéo dài thời gian nộp lệ phí đăng ký cho phương thức xét tuyển tổng hợp năm 2022.

Thí sinh xét tuyển đại học giảm, điểm chuẩn có giảm?

Thí sinh xét tuyển đại học giảm, điểm chuẩn có giảm?

Năm nay, khoảng 620.000 thí sinh chính thức tham gia xét tuyển vào đại học và ngành giáo dục mầm non bậc cao đẳng. Số lượng này giảm khoảng 30% so với tổng hơn 941.000...

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa thông báo kéo dài thời gian nộp lệ phí xét tuyển cho phương thức xét tuyển tổng hợp (phương thức 5 theo đề án tuyển sinh của trường).

Thời gian nộp lệ phí đến hết ngày 31/8, thay vì kết thúc vào hôm qua (28/8) như thông báo ban đầu.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường bằng phương thức tổng hợp sẽ nộp lệ phí xét tuyển trực tiếp về trường, với 25.000 đồng/nguyện vọng. Nhà trường sẽ thực hiện khấu trừ phần lệ phí xét tuyển với những thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực trước đó.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thông báo kéo dài thời gian nộp lệ phí xét tuyển 2022 - Ảnh 1

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thông báo kéo dài thời gian nộp lệ phí xét tuyển 2022

Thí sinh sẽ nộp lệ phí theo 4 bước cụ thể gồm:

Bước 1: Đăng nhập vào cổng tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tại địa chỉ mybk.hcmut.edu.vn >> Đăng ký xét tuyển sinh ĐH-CĐ >> trang chủ >> Xét tuyển tổng hợp.

Bước 2: Khai báo “số nguyện vọng” đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tại cổng của Bộ GD-ĐT và nhấn nút “xác nhận”.

Bước 3: Thanh toán số tiền nộp lệ phí (nếu có) theo nội dung trong mục “Thông tin thanh toán”.

Bước 4: Nộp biên lai nộp lệ phí lên cổng tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tại mục “Hồ sơ ảnh >> Minh chứng nộp tiền”.

Năm nay lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM áp dụng phương thức xét tuyển tổng hợp gồm nhiều tiêu chí, cho 75-90% tổng chỉ tiêu. Phương thức tuyển sinh này gồm 3 thành tố với trọng số gồm: học lực 90%, thành tích cá nhân 5%, hoạt động xã hội và văn thể mỹ 5%. Riêng về học lực thì điểm kỳ thi đánh giá năng lực có trọng số từ 50-70%, điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 20-30% và học lực THPT chiếm 10-20%. Trong trường hợp thí sinh không dự thi đánh giá năng lực, Hội đồng tuyển sinh trường sẽ cân nhắc dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để thay thế (với một tỷ lệ quy đổi nhất định) và ngược lại.

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố điểm sàn xét tuyển cho phương thức tuyển sinh này gồm 3 cột điểm. Cụ thể, thí sinh cần đạt điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 650/1.200 điểm; Kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển 3 môn trở lên đạt từ 18/30 điểm; Kết quả học tập THPT (điểm học bạ), đạt từ 18/30 điểm (18 điểm là trung bình tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 3 năm học THPT của thí sinh).

Nhà trường khuyến cáo, đây là ngưỡng điểm để đảm bảo cơ hội cho tất cả các thí sinh, kể cả các thí sinh tự do, trong việc tham gia xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2022.

Thí sinh tự đánh giá các dữ kiện điểm của mình dựa trên đối sánh với điểm chuẩn trúng tuyển từng thành phần (tiêu chí) các năm gần nhất của nhà trường, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực từng năm.

> Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không điều chỉnh danh sách trúng tuyển 2022

> Quá trình tuyển sinh đại học 2022 phức tạp khiến nhiều trường đại học bị động

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp