Với đồng tác giả 5 bài báo được đăng trong tạp chí quốc tế Q1, nhóm sinh viên trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) vinh dự giành được kết quả cao nhất trong cuộc thi SHREC 2022.
Ngày 3-9, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM - HCMUS) cho biết các nhóm nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu viên và giảng viên đến từ khoa công nghệ thông tin, phòng thí nghiệm công nghệ phần mềm (SELab) và phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AILab) của trường đã tham gia 5/6 chủ đề của cuộc thi "Truy vấn đối tượng 3 chiều" lần thứ 17 (SHREC 2022), trong đó đạt được kết quả cao nhất trong 3/6 chủ đề.
Các nhóm dự thi của trường được sự tổ chức và hướng dẫn của PGS.TS Trần Minh Triết - phó hiệu trưởng nhà trường, và ThS Nguyễn Hải Đăng - nghiên cứu viên SELab.
Trong hai ngày 1 và 2-9, hội thảo Symposium on 3D Object Retrieval 2022 (3DOR’22) được diễn ra tại Florence, Ý. Tại hội thảo, ban tổ chức công bố kết quả đánh giá trong các chủ đề của cuộc thi SHREC 2022.
Đây là một trong những cuộc thi khoa học đỉnh cao với việc giải bài toán dựa trên tình huống thực tế. Việc sinh viên và học viên cao học của một trường đại học ở Việt Nam tham gia nghiên cứu cùng cộng đồng khoa học quốc tế giải quyết các bài toán mới mẻ, đầy thử thách và đoạt giải cao là một thành công lớn.
Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM giành nhiều giải thưởng cho cuộc thi khoa học tại Ý
Các phương pháp của các nhóm nghiên cứu tại trường đã được công bố cùng với những phương pháp của các nhóm nghiên cứu khác trên thế giới trong 5 bài báo trên Volume 107 của tạp chí Computers & Graphics, Elsevier (thuộc nhóm Q1).
1. Bài báo chủ đề "Sketch-based 3D shape retrieval in the wild" (Truy vấn các đối tượng 3 chiều dựa vào nét vẽ phác thảo).
Nhóm HCMUS-1: Hoàng Xuân Nhật, Chu Chí Biên, Nguyễn Ngọc Khôi Nguyên
Nhóm HCMUS-2: Huỳnh Tuấn Lực, Cao Thiên Trí, Ngô Nhật Khang
Kết quả: HCMUS-1 đạt kết quả cao nhất trong cả Task 1 và 2; HCMUS-2 đạt kết quả cao nhì trong Task 2.
2. Bài báo chủ đề "Pothole and crack detection on road pavement using RGB-D images" (Phát hiện lỗ hổng và vết nứt trên mặt đường sử dụng hình ảnh màu và độ sâu).
Thành viên nhóm HCMUS: Phạm Minh Khôi, Nguyễn Hồ Thăng Long
Kết quả: Đạt kết quả cao nhất trong 3/5 tiêu chí đánh giá.
3. Bài báo chủ đề "Open-Set 3D Object Retrieval" (Truy vấn đối tượng 3 chiều trong tập mở với các loại đối tượng mới).
Thành viên nhóm HCMUS: Phạm Băng Đăng, Đào Hiếu, Nguyễn Đình Huân, Bùi Nhật Tân
Kết quả: 1 trong 2 đội có kết quả cao nhất.
4. Bài báo chủ đề "Online detection of heterogeneous gestures" (Phát hiện và nhận biết cử chỉ của bàn tay trong thời gian thực).
Thành viên nhóm HCMUS: Lê Minh Quân.
5. Bài báo chủ đề "Fitting and recognition of simple geometric primitives on point clouds" (Nhận biết và xác định tham số của các đối tượng hình học trong đám mây điểm).
Thành viên nhóm HCMUS-1: Nguyễn Quang Thức, Chu Chí Biên, Nguyễn Ngọc Khôi Nguyên
Thành viên nhóm HCMUS-2: Tô Tuấn An, Nguyễn Nhâm Tấn, Lê Phạm Nhật Quỳnh, Võ Đình Khôi.
> Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thông báo kéo dài thời gian nộp lệ phí xét tuyển 2022
> Quá trình tuyển sinh đại học 2022 phức tạp khiến nhiều trường đại học bị động
Theo Báo Tuổi Trẻ