Để trẻ siêng năng tập luyện thể thao, phụ huynh nên chọn cho trẻ những bộ môn phù hợp với sức khoẻ và sở thích, đồng thời cùng con tham gia thể thao.

TOP 7 phương pháp giúp trẻ loại bỏ thói quen ỷ lại

TOP 7 phương pháp giúp trẻ loại bỏ thói quen ỷ lại

Khi còn nhỏ, phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ tính quyết đoán, từ bỏ sự ỷ lại vào cha mẹ. Thay vào đó, trẻ nên tự quyết định cho những việc liên quan đến...

1. Là tấm gương cho con

Đối với con trẻ, biện pháp tốt nhất để khuyến khích bé là cách noi gương và thi đua. Phụ huynh có thể cùng tập đá bóng, đạp xe, bơi lội... Ngoài ra, hãy cho bé luyện tập theo một thời khóa biểu nhất định để tạo thành thói quen, qua một thời gian dù không có sự hướng dẫn hay nhắc nhở của bạn thì bé vẫn tự động tập luyện. Bên cạnh đó, cả nhà có thể lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của gia đình. Như vậy, bạn vừa xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ, vừa tạo thêm nhiều thời gian vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình.

Làm gì khi trẻ lười chơi thể thao? - Ảnh 1

Phụ huynh nên dành thời gian tham gia vào những hoạt động thể thao cùng con

2. Nhiều môn thể thao

Mau chán là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Do đó, việc thay đổi nhiều hoạt động thể chất khác nhau rất cần thiết. Nếu trẻ đạp xe mỗi ngày, có thể thay đổi lộ trình đạp xe… hoặc tìm cho con một một thể thao mới. Trẻ cũng thích đi chơi với bạn bè trạc tuổi nên bố mẹ có thể chức các chuyến đi chơi xa, picnic cùng gia đình các bạn của con. Bạn cũng nên nghĩ ra một số trò chơi tập thể để trẻ hứng khởi khi vận động như đá bóng, bóng rổ, cầu lông... Trẻ sẽ tự động tham gia trò chơi khi có bạn bè xung quanh. Với trẻ đã bắt đầu đi học tiểu học, bạn có thể cho bé tập đi xe đạp đến trường thay vì đưa đón bé mỗi ngày. Nếu không yên tâm cho an toàn của bé, bạn có thể liên lạc với các phụ huynh khác trong lớp cho trẻ đi học theo nhóm, vừa giúp bé vận động mỗi ngày lại vừa giúp bé dễ hòa nhập với bạn bè.

3. Thiết lập thời gian biểu

Việc dành phần lớn thời gian rảnh để chơi các trò chơi trên smartphone, iPad, máy tính hoặc xem tivi… sẽ khiến khả năng vận động của các bé bị trì trệ, dễ mắc những căn bệnh như béo phì hay những bệnh về mắt… Thêm vào đó, việc ít giao lưu, thiếu tiếp xúc tập thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ. Do đó, phụ huynh nên cố gắng hạn chế tổng thời gian ngồi trước màn hình của trẻ không quá 1-2 giờ mỗi ngày. Đừng quên bố mẹ là hình mẫu cho con, vì vậy bạn phải làm gương cho trẻ bằng cách giới hạn thời gian ngồi trước màn hình của mình. Thay vì ngồi xem tivi, hãy khuyến khích con tham gia thể thao ngoài trời. Ban đầu bé có thể không thích nhưng khi đã thành nếp và hoạt động nhiều, bé sẽ nhận ra niềm vui của việc chơi thể thao.

4. Khích lệ con chơi thể thao

Một chút ganh đua có thể giúp tăng động lực cho con luyện tập thể thao, nhưng chỉ một chút thôi. Bố mẹ đừng khuyến khích các con phải cạnh tranh hơn thua với nhau. Theo đó, để con hứng khởi chơi bóng đá cùng mình, bố có thể nói: "Cu Bin chẳng biết sút bóng" hay "Cu Bin thua bạn Bi vì bạn Bi ghi bàn 3 trái". Ở những lần đầu, bạn có thể nhường con và khích lệ để bé thấy thoải mái khi chơi. Động viên giúp nuôi dưỡng sự tự tin, tự lập và giúp trẻ có một thói quen rèn luyện tốt. Cha mẹ có thể bố trí thời gian đưa con đến sân bóng, đưa con đi học nhảy, học múa… để thắt chặt sợi dây liên kết với con cái. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên gây áp lực cho con về vấn đề thắng thua. Điều trẻ cần là một cơ thể khỏe mạnh và sự vui vẻ, thoải mái để phát triển các kỹ năng chứ không phải cạnh tranh kịch liệt để giành thắng lợi.

> Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện trẻ nói dối?

> Những phương pháp rèn luyện thói quen đọc sách cho con

Theo VnExpress