Tin liên quan:

>> Cánh cửa nào cho thí sinh ở nguyện vọng 2

>> Thí sinh lo lắng vì nhận giấy báo quá trễ

>> Rối rắm xung quanh tờ giấy báo trúng tuyển đại học

Trường ĐH, CĐ báo cáo điều kiện xét tuyển trước 30/8

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường ĐH, CĐ báo cáo điểm trúng tuyển và điều kiện xét tuyển kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 về Bộ trước ngày 30/8 tới.

Yêu cầu cụ thể là báo cáo điểm trúng tuyển từng khối thi và ngành đào tạo; file dữ liệu danh sách thí sinh trúng tuyển (theo cấu trúc đã quy định trong phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012); điều kiện xét tuyển tiếp theo (thời gian chỉ tiêu cần tuyển, mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển và nguồn tuyển) theo từng khối thi và ngành đào tạo.

Bộ GD&ĐT yêu cầu, các trường CĐ, các trường ĐH có đào tạo hệ CĐ và các trường CĐ thuộc các ĐH còn chỉ tiêu xét tuyển cần xác định rõ nguồn tuyển đối với thí sinh đã dự thi đại học hoặc dự thi cao đẳng theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT.

Nhiều trường gia hạn thời gian xét tuyển bổ sung

Trường CĐ Sư phạm trung ương TP.HCM tuyển bổ sung 180 chỉ tiêu

Ngày 23-8, Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) đã thông báo gia hạn thời gian nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 đến ngày 31-8, thay vì ngày 23-8 như trước đây. Trước đó, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng gia hạn thời gian nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 đến hết ngày 25-8, thay vì 22-8. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cũng điều chỉnh hạn chót nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ ngày 25-8 sang 31-8, Trường ĐH Lao động xã hội gia hạn nhận hồ sơ đến ngày 5-9.

Sáng 24-8, ông Nguyễn Nguyên Bình - phó hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm trung ương TP.HCM - cho biết trường tuyển 180 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung cho năm ngành đào tạo hệ CĐ chính quy. Đó là các ngành sư phạm mỹ thuật (khối H) 20 chỉ tiêu, điểm nhận hồ sơ từ 11,5 và môn năng khiếu 5 điểm trở lên; giáo dục đặc biệt (khối M) 50 chỉ tiêu, điểm nhận hồ sơ từ 10,5, môn năng khiếu trên 5 điểm; giáo dục công dân 30 chỉ tiêu, khối C từ 11,5 điểm, khối D1 từ 10,5 điểm; kinh tế gia đình (60 chỉ tiêu chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng) khối A từ 10 điểm, khối B từ 11 điểm; ngành thiết kế đồ họa 20 chỉ tiêu, tuyển khối H với điểm xét tuyển từ 11,5 điểm, trong đó môn năng khiếu điểm từ 5 trở lên.

Thời gian nộp hồ sơ đến hết ngày 5-9.

Tăng chỉ tiêu đào tạo ĐH-CĐ để làm gì?

Việc Bộ GD-ĐT đều đặn tăng chỉ tiêu tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) hàng năm được ông Nguyễn Văn Áng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ GD-ĐT, lý giải là vì “xét về tỷ lệ sinh viên trên vạn dân, hiện nay Việt Nam vẫn thấp so với thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực. Do đó, từ nay đến năm 2020, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ còn tiếp tục tăng. Đó là xu thế tất yếu”. Như vậy cũng có nghĩa việc tăng chỉ tiêu vào ĐH-CĐ trước hết chỉ nhằm tăng tỷ lệ sinh viên trên vạn dân và điều này là hoàn toàn không ổn.

Khi nói so với thế giới, rõ ràng rất mơ hồ bởi thế giới là ai? Ta so sánh tỷ lệ sinh viên của Việt Nam với toàn thế giới hay so sánh với những nước nào? Nếu so sánh với các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản… chẳng hạn, rồi nói tỷ lệ sinh viên của nước ta còn thấp nên phải tăng, là điều phi logic. Bởi những nước ấy có nền kinh tế - kỹ thuật vượt trội so với nước ta, nên họ cần nhiều nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao để phục vụ cho hoạt động sản xuất và dịch vụ tương ứng. Trong khi đó nền kinh tế - kỹ thuật nước ta vẫn còn kém phát triển, khả năng thâm dụng lao động chuyên môn cao không nhiều, mà chứng minh rõ nhất là tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề hoặc đúng với trình độ đại học vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, xét về mặt cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giảng dạy, nền giáo dục của các nước phát triển đủ khả năng để đào tạo nhiều sinh viên, trong khi nền giáo dục đại học của chúng ta vẫn còn quá nhiều bất cập, nên cũng không thể phấn đấu đạt được tỷ lệ sinh viên trên vạn dân như các nước phát triển được. Do đó nếu cứ cố phấn đấu, có thể chúng ta sẽ có tỷ lệ cử nhân, kỹ sư trên vạn dân như các nước tiên tiến nhưng chất lượng sẽ không đảm bảo.

Việc dùng chỉ tiêu tỷ lệ sinh viên trên vạn dân làm cơ sở cho việc tăng chỉ tiêu đào tạo cũng không ổn ở chỗ không quan tâm đến cơ cấu kinh tế của nước ta trong ngắn hạn cũng như trong trung hạn. Xét về mặt cơ cấu kinh tế, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp với gần 70% dân số nông thôn. Do đó đào tạo nhiều cử nhân, kỹ sư nhưng chỉ chú trọng đến việc đào tạo các ngành thuộc khối kinh tế - quản trị để làm gì khi nền kinh tế nông nghiệp không thể tiếp nhận được họ. Tóm lại, việc tăng hay giảm chỉ tiêu đào tạo ĐH-CĐ phải được xây dựng trên cơ sở xem nền kinh tế chúng ta hiện nay ở cấp độ nào và tình hình cơ sở vật chất lẫn nhân lực đào tạo của các trường, chứ không phải chỉ chăm chăm vào tỷ lệ sinh viên trên vạn dân như lâu nay.

Tin đang được quan tâm:

ĐIỂM THI - ĐIỂM THI 2012 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC NĂM 2012

ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2012

TUYỂN SINH - THÔNG TIN TUYỂN SINH, TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: Tuoitre - Giaoducthoidai - SGGP)