>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp

Nói về số tiền lớn (34.000 tỉ đồng) để thực hiện chương trình, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng số tiền này tuy lớn với nước ta nhưng không lớn so với thế giới” và hứa hẹn chất lượng lần đổi mới này sẽ tốt, đáp ứng yêu cầu nghị quyết đại hội Đảng đề ra.

Thứ trường Nguyễn Vinh Hiển: Không lãng phí 34.000 tỉ đồng

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển vừa trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tối 16-4 về vấn đề kinh phí thực hiện Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông năm 2015 vừa được đưa ra thảo luận tại Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết hơn 34.000 tỉ đồng được sử dụng vào 5 nhóm việc chính: Biên soạn chương trình SGK, sách giáo viên; dạy thí điểm, đánh giá và chính thức ban hành chương trình; tập huấn giáo viên để triển khai thực hiện đại trà; trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập cho nhà trường để thực hiện chương trình mới; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng kênh truyền thông riêng cho giáo dục đào tạo. Trong đó, tiền biên soạn chương trình, SGK, sách giáo viên chỉ hết hơn 100 tỉ đồng.

Nói về số tiền lớn (34.000 tỉ đồng) để thực hiện chương trình, ông Hiển cho rằng số tiền này “tuy lớn với nước ta nhưng không lớn so với thế giới”.

Tính hiệu quả, tính tiết kiệm và khả thi được đặt ra ngay từ đầu khi xây dựng chương trình… Chắc chắn chất lượng lần đổi mới này sẽ tốt, đáp ứng yêu cầu nghị quyết đại hội Đảng đề ra”, thứ trưởng Hiển khẳng định.

Theo đó, việc dự toán kinh phí dựa trên số lượng công việc và định mức kinh tế kỹ thuật đã có của nhà nước. Số liệu chính thức sẽ được đưa ra sau khi được Bộ Kế hoạch tài chính và các cơ quan liên quan thẩm định.

Thứ trường Nguyễn Vinh Hiển: Không lãng phí 34.000 tỉ đồng

Thứ trường Nguyễn Vinh Hiển: Không lãng phí 34.000 tỉ đồng

Trả lời câu hỏi cho rằng liệu số tiền hàng nghìn tỉ đồng trong đợt đổi mới SGK 14 năm trước có bị lãng phí, thứ trưởng Vinh Hiển cho rằng hoàn toàn không có chuyện đó. “Chương trình sách giáo khoa mà chúng ta đang học đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa 10 năm 2000 và đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông”.

Thứ trưởng nói rằng do công nghệ phát triển nhanh nên chu trình đổi mới SGK của thế giới cũng đang rút ngắn, trước đây thường 10 năm, hiện có những nước 5-7 năm đã thay SGK. Chương trình SGK của chúng ta được thực hiện từ năm 2012, nếu tính đến năm 2015 là 13 năm. Do đó, ông cho rằng việc đổi mới SGK là cần thiết, không khác thông lệ quốc tế và nhu cầu đào tạo nước nhà.

So với chương trình SGK hiện hành, thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng SGK đổi mới sắp tới đây sẽ có 2 điểm khác biệt mấu chốt: Một là, chuyển mục tiêu cơ bản từ trang bị kiến thức cho người học sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; thứ hai, tính toán những điều kiện sao cho chương trình có thể tiết kiệm nhất, hiệu quả và khả thi nhất. Bộ GD-ĐT chủ trương xây dựng chương trình quốc gia, trên cơ sở đó, dành thời lượng nhất định cho các địa phương biên soạn các nội dung dạy và học phù hợp.

So với lần trước, lần biên soạn SGK này đã được thực hiện theo nghị quyết và có tính chủ động hơn, khoa học hơn khi xác định quy trình làm việc của hội đồng biên soạn SGK, hội đồng thẩm định, việc tiến hành thử nghiệm cũng như tập huấn giáo viên và triển khai đại trà. Như vậy, chương trình sắp tới sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với chương trình hiện hành”, ông Hiển nói.

Theo báo NLĐ