Thí sinh vui vẻ vì đề địa lý "trúng tủ" biển đảo

Thí sinh ra khỏi trường thi sau 2/3 thời gian tại điểm thi Trường THPT Gia Định - Ảnh: Hồng Nguyên

Đề thi Địa Lý 2015 khẳng định chủ quyền biển đảo

* Đa số các thí sinh Đắk Lắk đều cho rằng đề địa lý năm nay dễ hơn năm ngoái, những vấn đề liên quan đến biển đảo chỉ cần theo dõi thời sự và biết nắm bắt vấn đề là có thể giải quyết được hết. Bên cạnh đó, đề thi cũng kích thích các em nêu lên suy nghĩ của mình về những vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng biển đảo như kinh tế, đánh bắt hải sản và những mối liên quan của nó.

Em Phạm Trung Kiên (huyện Cư Kuin) chia sẻ: “Đề địa năm nay ra đúng những gì em đã ôn, hầu như không phải học thuộc bài máy móc, rất hay và sát với thực tế tình hình biển đảo của nước ta hiện”. Kiên cũng cho biết thêm, đề địa lý năm nay tuy không khó, nhưng rắc rối ở phần vẽ biểu đồ, “theo em thì câu biểu đồ là sự kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường, em nghĩ mình đã làm đúng” - Kiên nói.

* TP.HCM: Kết thúc 2/3 thời gian làm bài môn địa lý, rất nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi. Hầu hết các thí sinh cho rằng đề thi môn địa dễ thở, sử dụng Atlat là có thể làm tốt bài thi. Nội dung đề thi tập trung về biển đảo, bảo vệ biên giới cũng đã được thầy cô ở trường phổ thông ôn thi kỹ càng. Xem gợi ý đáp án đề thi Địa lý năm 2015 tại đây

Tại điểm thi THPT Gia Định, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hầu hết các bạn tự tin bài làm của mình đạt kết quả tốt.

Phạm Ngọc Thái (THPT Đông Đô) là thí sinh ra đầu tiên tra cho biết: “Mình làm bài được, đề có 4 câu trong đó câu biển đảo dễ, với đề này, mình làm được 7-8 điểm. Thí sinh Cẩm Tú (THPT Nguyễn Hữu Cảnh) chia sẻ bạn làm được bài. Một số thí sinh khác cho hay các bạn làm được trên 60% và đề khá dễ, gần với đề minh họa của bộ.

Tại điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc cụm thi ĐH Quốc gia TP.HCM, hầu hết thí sinh ra về sau khi hết 2/3 thời gian làm bài. Các thí sinh tự tin sẽ đạt điểm cao với đề địa năm nay. Đề thi đề cập đến ý nghĩa của việc bảo vệ biển đảo, biên giới với Trung Quốc và tài nguyên quốc gia.

Tại điểm thi Trường THPT Bình Phú, Q.6, đa phần cảm thấy đề thi vừa sức, hơi dài, nằm trong dự đoán về nội dung biển, đảo nhưng học sinh trung bình có thể làm được 50%. Thí sinh Lê Quang Trường, học tại THPT Bình Phú cho biết “gần như đề thi dính với biển đảo, câu hỏi về khai thác biển khá đơn giản, câu hỏi về vùng kinh tế không hỏi cụ thể một vùng mà chỉ nêu chung về các vùng kinh tế trọng điểm, có thể dựa vào Atlat để làm”. Thí sinh này cho biết câu khó nhất là câu vẽ biểu đồ yêu cầu vẽ các loại biểu đồ tích hợp.

Một số thí sinh tranh cãi nhau về việc vẽ biểu đồ cột chồng và biểu đồ đường hay miền. “Nếu không hiểu tính chất của mỗi dạng biểu đồ sẽ dễ rất nhầm lẫn, thí sinh Lê Quang Trường cho biết. Thí sinh Phương Phương Thanh, THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, cho biết đề vừa sức, không có điểm nhấn, dễ đoán, nằm hoàn toàn trong chương trình học, có thể làm được trên 5 điểm.

Hà Nội: Thí sinh muốn làm tốt phải liên hệ thực tế

Tại điểm thi Trường ĐH Thủy lợi, mặc dù rất nhiều thí sinh thi khối D và chỉ chọn Địa lý làm môn thi tốt nghiệp, nhưng đều cho biết mình làm bài khá tốt.

Nhóm thí sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông) ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài. Đặng Việt Sơn - một thí sinh trong nhóm – cho biết: Đề Địa lý năm nay không có câu nào quá khó, tuy nhiên đòi hỏi thí sinh phải biết liên hệ thực tế.

Riêng câu chỉ yêu cầu thí sinh sử dụng Atlat thí sinh đã dễ dàng đạt được 2 điểm. Câu vẽ biểu đồ cũng không quá khó, hầu hết học sinh trung bình có thể làm được, câu này được 3 điểm. Như vậy, với học lực trung bình và chăm chỉ học bài trên lớp, các bạn hoàn toàn có thể đạt điểm 5 để xét tốt nghiệp.

Thí sinh Đỗ Quang Đông lại hào hứng chia sẻ về câu hỏi liên quan đến chủ quyền biển đảo. Đông cho biết: Trước kỳ thi này, giáo viên cũng đã lưu ý học sinh những kiến thức thực tế, đặc biệt kiến thức về chủ quyền biển đảo nên chắc chắn nhiều bạn sẽ hoàn thành tốt câu hỏi này.

“Đề yêu cầu chứng minh việc khai thác tài nguyên trên biển có ý nghĩa với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Câu này, em đã khẳng định, việc khai thác tài nguyên trên biển đi đôi với việc bảo vệ chủ quyền. Em tự tin đạt 7 điểm môn này” – Quang Đông cho hay.

Mặc dù vậy, cũng có một số thí sinh ra sớm vì không làm được bài. Lưu Đại Dương – bộ đội nghĩa vụ, đi thi để xét tuyển vào trường khối quân đội – khi được hỏi chỉ nhớ được câu hỏi về vẽ biểu đồ. “Em không làm được bài nên đợi xong 2 tiếng để ra khỏi phòng thi vì có ngồi thêm cũng không làm được, chỉ căng thẳng.” – Dương cho hay.

Tham khảo đề thi - đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015:

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Toán (Đã có)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Toán (Đã có)

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Ngoại ngữ (Đã có)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Ngoại ngữ (Đã có)

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Ngữ văn (Đã có)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Ngữ văn (Đã có)

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Vật lý (Đã có)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Vật lý (Đã có)

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Địa lý (Đang cập nhật)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Địa lý (Đang cập nhật)

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Hóa học (Đang cập nhật)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Hóa học (Đang cập nhật)

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Lịch sử (Đang cập nhật)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Lịch sử (Đang cập nhật)

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Sinh học (Đang cập nhật)

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 môn Sinh học (Đang cập nhật)

Theo Tuổi trẻ, tin gốc: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150703/thi-sinh-vui-ve-vi-dia-ly-trung-tu-bien-dao/771384.html