Tin liên quan

>> Rối rắm xung quanh tờ giấy báo trúng tuyển đại học

>> Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển

>> Nhận giấy báo trúng tuyển dù không thi đại học

 

Việc các trường giữ chân TS một mặt khiến TS hoang mang, mặt khác khiến cuộc đua tìm kiếm người học của các trường mất tính công bằng.

Ngày 30.8, TS T.V.Phương (Tiền Giang) thi tuyển vào quản trị kinh doanh của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đạt 15 điểm nhưng không trúng tuyển vì ngành này lấy điểm chuẩn là 15,5. Sau khi biết mình không trúng tuyển, Phương đợi lấy phiếu điểm để xét tuyển NV2, sau đó lại nhận được giấy báo trúng tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhưng phải đi học ở một cơ sở ngoài Quảng Ngãi. Phương lên trường để xin giấy chứng nhận kết quả thi nhưng cán bộ trường lại yêu cầu Phương nộp giấy chứng nhận chưa nhận giấy này từ nơi nộp hồ sơ... Phương bức xúc: “Từ Tiền Giang tôi lặn lội lên đây giờ trường lại yêu cầu quay về địa phương xin giấy xác nhận. Trước khi lên đây tôi đã hỏi đi hỏi lại và được biết là Trường ĐH Công nghiệp mới gửi giấy báo nhập học ở cơ sở Quảng Ngãi thôi”. Cùng hoàn cảnh như Phương, nhiều TS không đủ điểm chuẩn vào ngành mình đăng ký dự thi đều nhận nhận được giấy báo trúng tuyển vào các cơ sở của trường ở Thái Bình, Thanh Hóa. Nhiều TS có điểm thấp hơn điểm sàn lại có giấy mời nhập học các ngành thuộc CĐ nghề... cách làm này được nhà trường giải thích là thêm cơ hội cho TS!

Thí sinh bị trường làm khó, hoang mang tâm lý, Nguyện vọng 2, Lao dong, tuyển sinh, giấy báo trúng tuyển, giấy báo điểm

Để níu chân TS và giữ được TS điểm cao ở lại trường, nhiều trường ĐH top trên cũng có chiêu “một lần đăng ký được 2 NV”. Như Trường ĐH Bách Khoa TPHCM, khi làm thủ tục đăng ký dự thi, TS đăng ký thêm NV chuyển ngành phòng trường hợp không đủ điểm vào ngành đăng ký. Các trường như ĐH Luật TPHCM, ĐH Công nghệ thông tin TPHCM cũng tự động chuyển NV cho TS. Đơn cử, Trường ĐH Luật, ngay khi công bố điểm chuẩn vào trường, ThS Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo, cho biết thí sinh không đủ điểm vào chuyên ngành luật thương mại sẽ được tuyển vào một trong các chuyên ngành còn lại nếu đạt điểm trúng tuyển của ngành luật (khối A-A1: 17,5 điểm, C: 19, D1-D3: 18). Trường sẽ tự chuyển thí sinh vào các chuyên ngành trên.

Việc các trường “tung chiêu” để giữ lại TS, đặc biệt là những TS đạt điểm cao không những làm cho các TS đó mất cơ hội lựa chọn ngành học thật sự phù hợp với mình, mà còn khiến cho cuộc đua tìm kiếm người học ở các trường ĐH, CĐ trong các đợt xét tuyển NV bổ sung mất tính công bằng. Ví dụ với chiêu “một lần đăng ký được hai NV”, Trường ĐH Bách Khoa TPHCM đã tuyển thêm được 500 TS đạt 18 - 19 điểm. Tương tự, Trường ĐH Ngoại thương cũng ra thông báo rằng những TS dự thi khối A có điểm từ 24 điểm; khối A1 và D1 từ 22,5 điểm trở lên chưa trúng tuyển chuyên ngành đăng ký dự thi nhưng đủ điểm trúng tuyển của các chuyên ngành còn chỉ tiêu thì có thể đăng ký xét chuyển vào 12 chuyên ngành với 540 chỉ tiêu. Trao đổi với PV, TS T.V.Phương bức xúc: “Giờ em phải quay về địa phương để xin giấy xác nhận là nơi gửi hồ sơ chưa nhận được giấy chứng nhận kết quả thi thì lên đây trường mới giải quyết. Đường xa, về cũng dở mà ở lại đây nhận giấy báo trúng tuyển đi học ở Quảng Ngãi cũng dở. Trúng tuyển ĐH kiểu này thật là oan uổng cho TS”.

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh ( Laodong)