Sự kiện: ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC - DIEM THI DAI HOC
> Vé xe miễn phí cho thí sinh cụm thi Hà Nội
Méo mặt tìm nhà trọ thi đại học
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa kì thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2012 sẽ chính thức bắt đầu, trong lúc hàng nghìn sĩ tử và người nhà đang lo lắng tìm phòng trọ tại Thủ đô thì đây lại là cơ hội cho nhiều người hốt bạc.
Cả nhà di tản đón sĩ tử
Tại quận Thanh Xuân – Hà Nội, nơi gần khá nhiều địa điểm thi nên lượng sinh viên đổ về trong mấy ngày tới sẽ rất đông, với một loạt các điểm thi tại Học viện An ninh nhân dân, ĐH KHXH & NV, ĐH Tự Nhiên... Nắm bắt được nhu cầu ở trọ trong thời gian ngắn khoảng 2, 3 ngày, nhiều gia đình đã chấp nhận ở chật chội hoặc chuyển đến nơi khác để nhường phòng cho sĩ tử thuê.
Gia đình ông Vũ Duy tại ngõ 1 Phố Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân đã có kinh nghiệm đón học sinh thi ĐH, CĐ mấy năm nay. Căn nhà 5 tầng vốn có 7 phòng có gia đình hai người con trai cùng vợ chồng ông ở. Những ngày thi ĐH, CĐ ông huy động gia đình con trai chuyển đến nhà người quen ở tạm vài bữa. Còn vợ chồng ông thì chấp nhận ngủ tại tầng tum vốn là phòng thờ để ở.
Tận dụng tối đa không gian, ông cũng trưng dụng được 6 phòng để cho sĩ tử thuê. Giá mỗi người thuê trọ trung bình như 2011 là 50.000 đồng/người/ngày. Tuy nhiên theo như ông Duy cho biết: “Tiền phòng năm nay chắc chắn sẽ có tăng thêm đôi ba chục tiền điện nước, vì năm nay cái gì cũng tăng giá hơn năm ngoái rồi”.
Mỗi phòng rộng 20m2 trung bình “nhét” đến 4,5 có khi cao điểm lên đến 6,7 người ở cùng. Giá thu được trong mỗi ngày thi cũng lên đến 500.000 – 600.000 đồng. Như vậy, gia đình ông cũng kiếm được khoảng 5,6 triệu đồng mỗi đợt thi ĐH, CĐ.
Ông Duy nói: “Ai mà chẳng phải kiếm tiền, miễn mình kiếm tiền một cách chân chính là được. Chỉ trong 3 ngày mà kiếm được gần chục triệu tại sao mình lại không làm chứ?”.
Nhiều gia đình sẵn có phòng trọ sinh viên thì lại càng được dịp ăn nên làm ra. Là chủ sở hữu của hơn 20 phòng trọ tại Phố Khương Đình – Thanh Xuân, ông Mạnh Dũng số 29/70/1 sử dụng triệt để phòng trọ của sinh viên. Vì thời gian nghỉ hè hầu hết sinh viên đều về quê, nên cũng có nhiều phòng trống hoặc phòng rộng vẫn có thể cho người ở ghép. Những phòng đó sẽ được ông "mượn" dùng tạm mấy ngày.
Phòng trọ có sinh viên về bớt sẽ được hợp đồng cho sĩ tử ở ghép, sinh viên sẽ được hưởng 100.000 đến 200.000 đồng tùy vào số người ở trọ trong thời gian thi. Với những phòng trống hoàn toàn, sinh viên sẽ được giảm khoảng 300.000 đồng tiền phòng trọ. Vì phòng trọ sinh viên đa số đều ít đồ đạc nên mỗi phòng rộng có 10 – 12m2, ông cũng nhồi nhét được 4, 5 người thuê. Mỗi mùa thi ĐH có hai đợt và một đợt thi CĐ, tính sơ sơ mỗi phòng trọ được sử dụng cũng có thể đem về cho chủ nhà tiền triệu.
Méo mặt với thuê trọ ngắn ngày
Phòng trọ sinh viên hầu hết là chật chội, ẩm thấp, nóng bức, an ninh không đảm bảo nhưng do thời gian ngắn và gấp nên nhiều người vẫn phải chấp nhận ở với giá đắt đỏ miễn sao được ở gần địa điểm thi.
Bạn Trần Cao Minh sinh viên trường ĐH Khoa học tự nhiên trọ tại ngõ 328 Nguyễn Trãi cho biết: “Mình có hai đứa em sắp lên thi ở gần khu vực này vì vậy mình tranh thủ đi tìm hộ các em ấy phòng. Không ngờ ở có 2, 3 hôm thôi mà hầu hết đều bị hét giá đến 150.000 đồng/ngày, nhưng cũng phải chấp nhận thôi vì gần trường thi mà”.
Để chắc chắn có phòng cho những ngày thi, Minh đã phải trả trước tiền đề phòng đến ngày thi bị chủ nhà hét giá trên trời hoặc là không còn phòng.
Việc cho sĩ tử ở ghép, hoặc thuê lại phòng trong những ngày thi ĐH, CĐ là một việc nhiều sinh viên lựa chọn vì có thể giảm được phần nào đó tiền phòng trọ trong những tháng hè về quê. Tuy nhiên, không phải việc cho thuê trọ nào cũng suôn sẻ.
Hoàng Hải Yến sinh viên trường ĐH Thủy Lợi trọ tại khu vực Khương Thượng – Đống Đa cho biết: “Năm ngoái em cũng cho hai mẹ con một em học sinh ở Thanh Hóa ra thi ở ghép. Tưởng rằng có thể kiếm được vài trăm đỡ tiền nhà, không ngờ hôm cuối thi ĐH, mình bị luộc mất chiếc điện thoại”.
Người đến thuê trọ ngắn ngày, khó có thể rõ về lai lịch nên cần phải đề phòng với những người này. “Kinh nghiệm của mình là phải cầm chứng minh thư, số điện thoại của họ, nhỡ có chuyện gì xảy ra còn có thể liên lạc hoặc nhờ sự giúp đỡ của chính quyền được”, Nguyễn Ngọc Bình sinh viên Trường ĐH Công Đoàn chia sẻ kinh nghiệm.
Để chắc chắn hơn, các bạn sinh viên nhờ người dẫn mối những chỗ quen biết để đề phòng trường hợp bất trắc có thể xảy ra.
>> Trường quốc tế, Trường đại học quốc tế
Những chủ đề đang được xem nhiều:
TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH - TRUNG TÂM ANH NGỮ
DU HỌC - HỌC BỔNG - HỌC BỔNG DU HỌC
ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2012 - DIEM THI DAI HOC
TUYỂN SINH - TƯ VẤN DU HỌC
Theo Báo Giáo Dục