Câu bị động là một trong những ngữ pháp căn bản nhất thuộc chương trình tiếng Anh cấp THPT. Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về kiến thức căn bản của câu bị động nhé!
1. Câu bị động
Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động, chứ không phải chủ thể thực hiện hành động đó. Thì của câu bị động phải tuân theo thì trong câu chủ động.
Ví dụ:
- My bicycle was stolen.
(Xe đạp của tôi bị lấy cắp rồi.)
Câu bị động được dùng trong trường hợp này để nhấn mạnh việc chiếc xe đạp đã bị lấy cắp.
Ngoài ra, trong trường hợp này người nói cũng không biết ai là người đã lấy xe đạp của mình, chính vì thế mà câu bị động được sử dụng.
Câu bị động cũng được sử dụng khi đối tượng không thể tự mình thực hiện hành động.
Ví dụ:
- Soup has been cooked.
(Món súp đã nấu xong rồi)
Món súp không thể tự nấu được, nên trong trường hợp này ra sử dụng câu bị động.
Ngoài ra, câu bị động cũng được sử dụng khi ta muốn nói về một việc gì đó theo một cách lịch sự, tế nhị.
Ví dụ:
- The mistake was made.
(Đã bị lỗi rồi. Mọi sự đã rồi.)
Câu bị động này nhấn mạnh vào tình huống lỗi sai đã xảy ra, không đề cập đến đối tượng gây ra tình huống, tránh quan trọng hóa vấn đề.
Tất tần tật kiến thức về câu bị động
2. Cấu Trúc Chung Của Câu Bị Động
Câu chủ động: S + V + O |
Câu bị động: S + be + VpII + (by + O) |
Trong đó:
- Tân ngữ (O) trong câu chủ động sẽ được đảo lên làm chủ ngữ trong câu bị động.
- Chủ ngữ (S) trong câu chủ động sẽ đóng vai trò tân ngữ trong câu bị động và được sử dụng kèm giới từ “by”.
- Động từ V trong câu chủ động sẽ được chia ở dạng “be + V phân từ 2” trong câu bị động.
Thì của động từ câu bị động phụ thuộc vào chủ ngữ, và phụ thuộc vào thì của động từ trong câu chủ động.
Ví dụ:
- They will sell their car next month.
( S V O )
(Tháng sau họ sẽ bán xe)
Khi chuyển sang câu bị động sẽ là:
- Their car will be sold by them next month.
( S be + VpII by O )
(Xe của họ sẽ được bán vào tháng sau)
3. Cách chuyển đổi từ chủ động sau dạng bị động
3.1. Các bước chuyển từ câu chủ động sang bị động
Để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động để sử dụng làm chủ ngữ trong câu bị động.
- Bước 2: Xác định thì trong câu chủ động để chuyển động từ về dạng bị động.
- Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ và thêm by hoặc with phía trước. Có thể bỏ qua các tân ngữ không xác định như đề cập ở trên.
3.2. Cấu trúc câu bị động trong các thì tiếng Anh
Thì | Chủ động | Bị động |
Hiện tại đơn | S + V(s/es) + O | S + am/is/are + V3/-ed |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing + O | S + am/is/are + being + V3/-ed |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + V3/-ed + O | S + have/has + been + V3/-ed |
Quá khứ đơn | S + V(ed/Ps) + O | S + was/were + V3/-ed |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing + O | S + was/were + being + V3/-ed |
Quá khứ hoàn thành | S + had + V3/-ed + O | S + had + been + V3/-ed |
Tương lai đơn | S + will + V-infi + O | S + will + be + V3/-ed |
Tương lai hoàn thành | S + will + have + V3/-ed + O | S + will + have + been + V3/-ed |
Tương lai gần | S + am/is/are going to + V-infi + O | S + am/is/are going to + be + V3/-ed |
Động từ khuyết thiếu | S + ĐTKT + V-infi + O | S + ĐTKT + be + V3/-ed |
4. Một số lưu ý khi chuyển sang dạng Passive Voice
Nếu chủ ngữ trong câu bị động không xác định (they, somebody, someone, anyone, people,…) thì có thể lược bỏ trong câu bị động.
Ví dụ:
- Someone has took my umbrella
(Ai đó cầm cái ô của tôi rồi) - =>> My umbrella has been taken.
(Cái ô của tôi bị ai cầm rồi)
Giới từ “by” được dùng với chủ thể trực tiếp thực hiện hành động. Giới từ “with” được dùng để chỉ công cụ, phương tiện, nguyên liệu để thực hiện hành động.
Ví dụ:
- Papers were cut by my sister.
(Giấy được cắt bởi em gái tôi). - Papers were cut with scissors
(Giấy được cắt bằng kéo)
Nội động từ (Intransitive verb – động từ không cần tân ngữ đi kèm) không được dùng ở dạng bị động.
Ví dụ:
- The house collapsed
(Ngôi nhà sụp đổ)
Nếu câu chủ động có 2 tân ngữ, chọn tân ngữ mà chúng ta muốn nhấn mạnh làm chủ ngữ trong câu bị động.
Ví dụ:
- He gave me some flowers yesterday
(Hôm qua anh ấy tặng tôi mấy bông hoa) - She was given some flowers by him
(Cô ấy được anh ấy tặng cho mấy bông hoa)
Hoặc
- Some flowers were given to her by him
(Mấy bông hoa được tặng cho cô bởi anh ấy)
Trong một số trường hợp, cấu trúc to be/to get + VpII không mang nghĩa bị động mà diễn tả hành động nào đó do chủ thể tự mình thực hiện, hoặc tình huống, trạng thái mà chủ thể đang gặp phải.
Ví dụ:
- My 3 years old daughter get dressed very quickly.
(Con gái 3 tuổi của tôi thay đồ rất nhanh) - I got lost yesterday.
(Hôm qua tôi bị lạc)
> Tất tần tật kiến thức về câu điều kiện nâng cao
> Bài tập luyện tập nhớ kiến thức về 12 thì trong tiếng Anh
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp