Kỹ năng giao tiếp: Nguyên nhân và cách khắc phục sự sợ hãi
Người mất tự tin trong giao tiếp sẽ có những biểu hiện nào?
Có hai biểu hiện chính của hiện trạng này, đó là bạn không thích nói chuyện với người khác và bạn sợ nói chuyện với người khác. Không thích và sợ là hai trạng thái khác nhau, và xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện được sự tự tin trong giao tiếp, bạn cần biết nguyên nhân chính của nó.
- Những người ngại giao tiếp vì nhút nhát, sợ hãi đa phần là những người tự ti, cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện với người lạ. Với những người thân thuộc, họ cũng không biết nói gì từ đó mối quan hệ trở nên càng xa cách, và cuối cùng họ cảm thấy chán nản, mệt mỏi…Những người này không biết nói chuyện như thế nào cho hay, cho thuyết phục nên càng ngày càng không muốn trò chuyện với người khác.
- Những người không thích giao tiếp lại là những người thường thích sống một mình, độc lập và không thích kết bạn làm quen gì cả. Việc nói chuyện với họ không gặp vấn đề gì, song họ lại không thích trò chuyện với người khác. Có thể nếp sống, thói quen của họ đã trở thành đặc điểm ăn sâu vào tính cách của họ, và họ trở nên khép kín hơn, không thích giao du với nhiều người.
Xét trên thực tế mà nói, mẫu người thứ hai đáng lo ngại hơn và khó cải thiện hơn bởi vấn đề của họ rất rõ ràng, họ có khả năng giao tiếp nhưng lại không ý thức được việc cần thiết phải thay đổi, phải khác đi mà cứ mặc kệ như thế.
Làm thế nào để xoá bỏ sự rụt rè trong giao tiếp?
- Đó chính là bạn thiếu lòng tin vào bản thân mình. Để hết nhút nhát bạn cần xem lại những đặc điểm tính cách của mình, xem mình có thể làm được gì và không thể làm gì; nắm bắt những ưu điểm lẫn khuyết điểm và học cách chấp nhận mình như bạn vốn có.
- Trước khi bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ những con người mới và bắt đầu bất kì mối quan hệ nào, cho dù đấy là mối quan hệ riêng tư hay công việc, bạn phải có được sự tự tin ở mức độ nào đó ở chính mình. Sự tự tin ấy có ở trong mỗi con người và nó chỉ cần một sự giúp đỡ nho nhỏ từ bạn để có dịp được thể hiện ra mà thôi.
Kỹ năng giao tiếp: Sợ hãi là thủ phạm làm mất sự tự tin trong giao tiếp
- Nỗi sợ hãi lại là một "thủ phạm" khác làm chúng ta không thể tự do trò chuyện cởi mở với người lạ. Bạn sợ vì mình sẽ trông ngớ ngẩn và bị quê? Thế là bạn đã nhấn một nút "STOP" cho câu chuyện chưa kịp bắt đầu ngay từ câu nói đầu tiên rồi đó! Cách duy nhất để chiến thắng nỗi sợ hãi là hãy làm chính điều bạn đang sợ và kiên trì làm điều đó. Khi gặp những người bạn mới, hãy tỏ ra thoải mái, mở rộng lòng mình, đừng tự cho mình là "trung tâm của vũ trụ".
- Hãy nói những điều mà người nghe thấy thích thú. Không ai muốn nói chuyện suốt cả buổi chỉ về một người, đặc biệt cố gắng đừng nên quá khoe khoang, khoác lác hay là thần tượng hóa bản thân mình. Nếu bạn làm vậy, chỉ khiến mọi người càng tránh xa bạn mà thôi. Họ có thể ghé qua và lắng nghe bạn, nhưng chỉ vì họ không muốn mình bị cho là thô lỗ, hoặc bất lịch sự. Và thế là bạn tạo ấn tượng xấu ngay từ lần đầu tiên!
- Nếu như người khác đang nói, hãy tỏ ra là bạn quan tâm đến vấn đề họ đang trình bày, dù cho bạn ngượng ngùng, không có nghĩa bạn phải xử sự thiếu tế nhị. Hãy tôn trọng người khác giống như những gì bạn mong muốn nhận lại từ họ! Hãy lắng nghe và bày tỏ sự quan tâm thật chân thành!
- Nếu như bạn được hỏi ý kiến, hãy đưa ra lời đánh giá trung thực. Nếu đó là lời phê bình, hãy cư xử một cách khéo léo chứ đừng nên chỉ có chỉ trích, dè bỉu, hoặc phàn nàn. Bạn biết đấy, con người thường không thích nghe rằng mình đã sai hoặc cách làm của mình không thỏa đáng. Hãy nhớ rằng ý kiến của bạn là những điều bạn nghĩ, không phải là những lời khuyên cứng nhắc đế ép buộc người khác. Học các kỹ năng giao tiếp hiệu quả và tư duy sáng tạo trên kenhtuyensinh sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.
Một vài mẹo cho người nhút nhát thêm tự tin trong kỹ năng giao tiếp hàng ngày
1. Hình dung trước khi thực hiện:
Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. (Xem thêm: Cách khắc phục tính hay đỏ mặt, xấu hổ… ). Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?
2. Tập nói chuyện phiếm
Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
3. Thái độ chân thành
Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”
4. Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen
5. Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi
Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.
Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
6. Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác:
Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp thường ngày, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.
Kết luận:
Một cuộc nghiên cứu cho thấy 80 phần trăm người được phỏng vấn đã có lúc rất nhút nhát và 40 phần trăm xác nhận họ đang ở trong tình trạng này. Thật vậy, ngay từ thời xưa tính nhút nhát đã không phải là điều mới lạ đối với nhân loại. Tuy nhiên, nếu bạn không khắc phục nó ngay từ bây giờ thì những cơ hội và mối quan hệ tốt đẹp sẽ khó đến với bạn. Với những điều chia sẻ trên đây, kenhtuyensinh hy vọng bạn sẽ có phương pháp rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất. Và hãy luôn nhớ thành công chỉ đến với người tự tin!
Bài viết thuộc chủ đề: học kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, tự tin trong giao tiếp, cách rèn luyện sự tự tin, tình huống giao tiếp thường ngày, kỹ năng giao tiếp hiệu quả.