Kỹ năng giao tiếp là môt trong những kỹ năng hàng đầu để bất kỳ một nhân viên, người lao động nào thành công hơn tại nơi làm việc.

TOP 7 bí quyết hòa nhập với đồng nghiệp mới mà bạn nên biết

TOP 7 bí quyết hòa nhập với đồng nghiệp mới mà bạn nên biết

Những ngày đầu đi làm, ngoài việc nhanh chóng thích ứng với khối lượng công việc thì bạn cần phải học cách để làm quen với đồng nghiệp mới. Vậy làm sao để làm quen...

1. Luôn thể hiện sự tôn trọng

Hầu hết các nhân viên đều coi trọng vấn đề này nhưng ít ai nghĩ đến việc thể hiện sự tôn trọng như một kỹ năng giao tiếp. Bạn cần lưu ý rằng sự tôn trọng bắt nguồn từ cách chúng ta nói chuyện và lắng nghe với nhau. Hãy tôn trọng người đang nói chuyện với bạn, tôn trọng cảm xúc và cả những ý kiến mà người đó đưa ra cho dù bạn có đồng tình với những quan điểm đó hay không.

Kỹ năng giao tiếp để thành công hơn tại nơi làm việc - Ảnh 1

Kỹ năng giao tiếp để thành công hơn tại nơi làm việc

2. Lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là một phần thiết yếu của bất kỳ công việc nào. Nếu là một người lắng nghe kém, chẳng hạn như hay ngắt lời người khác, không giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với họ có thể bạn sẽ gây mất thiện cảm cho người đối diện và có thể bạn sẽ bị đồng nghiệp cô lập nếu không từ bỏ thói quen này. Hơn nữa, nếu bạn không tập trung nghe tốt bạn sẽ không nắm bắt đầy đủ thông tin cần thiết từ đó dễ dẫn đến mắc sai lầm trong công việc dẫn và có nguy cơ làm tổn hại đến vị trí hiện tại của bạn.

3. Thể hiện ngôn ngữ cơ thể tích cực

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong khi giao tiếp yếu tố ngôn ngữ cơ thể là quan trọng nhất, nó chiếm đến 55% trong khi các yếu tố giọng điệu và ngôn ngữ lần lượt chiếm 38% và 7%.

Ngôn ngữ cơ thể có một sức hút kì diệu tác động mạnh mẽ đến người nghe, có thể nhiều người không nhận ra điều này nhưng ngôn ngữ cơ thể giao tiếp nhiều hơn lời nói đấy. Khi nói, bạn sẽ trở thành trung tâm của sự chú ý vì thế mỗi cử chỉ của bạn dù vô tình hay cố ý đều truyền tải một thông điệp nào đó đến những người nghe.

4. Sẵn sàng đặt ra những câu hỏi

Khi bạn là một nhân viên mới tại công ty hoặc nếu bạn là một sinh viên vừa ra trường có thể bạn sẽ e ngại trong việc đặt câu hỏi với sếp hay đồng nghiệp của mình nhưng bạn cần biết rằng khả năng sẵn sàng đặt câu hỏi là một kỹ năng rất quan trọng. Việc đặt câu hỏi mang lại thông tin rõ ràng trong công việc và điều này cũng đúng trong trường hợp bạn là người quản lý. Ví dụ, thay vì bạn chủ động đưa ra những hướng dẫn hãy đưa ra những câu hỏi để để hướng nhân viên của mình đưa ra những kết luận đó. Từ đó có sự giao tiếp qua lại giữa sếp và nhân viên mang lại sự hứng thú và hiệu quả trong công việc cho mọi người.

5. Luôn thân thiện với mọi người

Luôn cởi mở, thân thiện là một kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những nhân viên mới vào nghề. Khi bạn là một lính mới hoặc được bổ nhiệm sang một vị trí khác, điều đầu tiên bạn cần làm là kết nối với đồng nghiệp của mình và hiểu được văn hóa của công ty. Bạn hãy luôn cởi mở với đồng nghiệp và làm quen dần với những cách làm việc mới, điều này sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái và thuận lợi hơn trong công việc về sau của bạn.

6. Những nguyên tắc khi giao tiếp với cấp trên

Dù có cùng độ tuổi, hay bất kỳ mối quan hệ ngoài công sở như thế nào. Cấp trên vẫn là người có năng lực hơn bạn, đảm nhiệm các công việc khó khăn hơn bạn. Thế nên, dù thế nào cũng phải biết ứng xử sao cho hợp lý trong môi trường công sở sao cho hợp tình hợp lý nhất nhé.

6.1. Lắng nghe

Lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên là nguyên tắc đầu tiên giúp bạn chiếm được thiện cảm của đối phương, đặc biệt là sếp trong môi trường công sở. Việc lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ sếp hơn để từ đó bạn tạo được sức ảnh hưởng của riêng mình, tất nhiên sẽ được cấp trên tín nhiệm và đánh giá cao hơn.

Khi giao tiếp với cấp trên, bạn nên tập trung vào cuộc đối thoại, thỉnh thoảng bày tỏ sự đồng tình, cảm động, nhắc lại lời cấp trên, xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn hay có thể đặt ra những câu hỏi khi giao tiếp với cấp trên để họ biết rằng bạn đang chăm chú theo dõi cuộc trò chuyện và thực sự quan tâm đến những gì họ nói.

Rõ ràng là những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn truyền kinh nghiệm, chia sẻ những chỉ dẫn đối với cấp dưới. Họ sẽ có cảm tình hơn với những cấp dưới chịu lắng nghe mình. Kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp bạn và họ hiểu nhau hơn để có một cuộc đối thoại thành công.

6.2. Kiếm chế cảm xúc

Trong môi trường làm việc, nguyên tắc thứ hai mà bạn phải ghi nhớ là học cách kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là giao tiếp với cấp trên. Việc thể hiện cảm xúc thái quá như tranh chấp, bốc đồng, giận dữ,… sẽ làm cho mối quan hệ giữa bạn và cấp trên xấu đi, dĩ nhiên sẽ nhận về hậu quả không mong muốn tùy theo mức độ.

Khi đứng trước những tình huống tiêu cực khi giao tiếp với cấp trên, hãy cố gắng kìm nén cảm xúc, không nên tỏ thái độ bất đồng, đợi đến khi bạn lấy lại được bình tĩnh hãy trình bày mọi việc một cách cụ thể, chi tiết hơn, chú ý duy trì ngữ điệu và cường độ giọng nói vừa đủ.

Điều này không những giúp bạn kiểm soát tốt các tình huống khi giao tiếp với cấp trên mà còn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.

Bên cạnh đó, việc kiềm chế cảm xúc khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp bạn giữ được hình ảnh tốt trong mắt họ. Bạn sẽ là người biết suy nghĩ thấu đáo, trưởng thành và chuyên nghiệp hơn trong mắt họ, để từ đó giúp cho mối quan hệ giữa bạn và cấp trên được giữ vững, phát triển theo chiều hướng tốt trong tương lai.

6.3. Cách thức giao tiếp

Việc giữ liên lạc thường xuyên cũng là cách để sếp để tâm đến bạn và coi sự xuất hiện của bạn trong việc là điều quan trọng khi giao tiếp với cấp trên. Thế nhưng cách thức khi giao tiếp với cấp trên như thế nào là lịch sự và tôn trọng lại là điều mà bạn cần quan tâm.

Khi giao tiếp với cấp trên, bạn nên sử dụng chủ ngữ hay xưng hô một cách lịch sự và thể hiện rằng mình đang tôn trọng sếp. Hãy cố gắng trình bày quan điểm rõ ràng, chi tiết nhưng vẫn súc tích, kết hợp với những cử chỉ và ngữ điệu để chứng tỏ rằng bạn đang nghiêm túc trong vấn đề này khi giao tiếp với cấp trên.

6.4. Không nịnh hót

Nguyên tắc cuối cùng khi giao tiếp với cấp trên là không nịnh hót. Đừng vì muốn được giữ chân trong công ty hay được thăng chức nhanh mà sếp xoay chiều nào thì cũng tự vặn mình theo chiều ấy. Bạn hãy nhớ rằng, sếp là người có quyền lực cao nhất, họ đủ tỉnh táo để biết rằng đâu là những lời nói thật, đâu là lời nói gió thoảng mây bay.

Những người xu nịnh là những người thường được cho là đạo đức giả dễ dàng hứa hẹn nhưng không bao giờ thực hiện. Khi giao tiếp với cấp trên, bạn hãy chân thành bày tỏ quan điểm, không nên xum xoe, tâng bốc, hạ thấp danh dự của bản thân, cố gắng hành động để chứng minh năng lực của bản thân thay vì là dùng lời nói chiều lòng sếp.

Sự chân thành khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp bạn được nhìn nhận và đánh giá cao hơn rất nhiều.

> TOP 7 bí quyết hòa nhập với đồng nghiệp mới mà bạn nên biết

> Bí quyết giúp tân sinh viên thích nghi môi trường mới

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp