>> Giáo dục, đào tạo, thông tin tuyển sinh, học đường

Ngày 29.10, Bộ GD-ĐT đã ban hành dự thảo lần 2 Thông tư quy định về đào tạo trình độ chất lượng cao.

Theo đó, giảng viên tham gia giảng dạy phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên và có kinh nghiệm giảng dạy liên quan đến ngành chất lượng cao từ 5 năm trở lên.

Riêng giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư đúng ngành hoặc tương đương đối với các ngành đặc thù.

quy đinh đào tạo chất lượng cao

Quy định mới Bộ giáo dục đào tạo chất lượng cao đại học

Giảng viên dạy các học phần chuyên môn bằng ngoại ngữ còn phải có trình độ ngoại ngữ tương đương cấp C1 (Khung tham chiếu châu Âu) hoặc hoặc được đào tạo trình độ ĐH trở lên toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ của chương trình đào tạo tham khảo.

Thông tư này cũng quy định rõ, chương trình đào tạo chất lượng cao phải có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của chương trình đào tạo tham khảo, trong đó có ít nhất 50% số tín chỉ do giảng viên nước ngoài đảm nhiệm (trừ các ngành đào tạo đặc thù của Việt Nam).

Cũng theo thông tư này, chỉ tiêu chương trình chất lượng cao nằm trong tổng chỉ tiêu hằng năm của cơ sở đào tạo. Sinh viên của chương trình sẽ được tuyển chọn từ số thí sinh đã trúng tuyển vào trường trong kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy và đáp ứng phương thức tuyển sinh riêng của trường.

Đặc biệt, nếu dự thảo này được thông qua thì sinh viên chương trình chất lượng cao sẽ được cấp bằng tốt nghiệp khác với sinh viên đại trà.

Cụ thể, ngoài các nội dung ghi trên văn bằng theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, cơ sở đào tạo được ghi thêm cụm từ “Chương trình đào tạo chất lượng cao” vào văn bằng và bảng điểm.

Theo tác giả Hà Ánh, báo thanh niên