Mới đây, Sở GD&ĐT địa bàn Hà Nội đang bàn bạc và sớm xem xét chôt phương án thi tuyển sinh lớp 10, sớm nhất vào tháng 09/02018, muốn nhất vào tháng 10/2018 có kết quả.

Ngành sư phạm thiếu chỉ tiêu trầm trọng

Học giỏi Tiếng Anh - chìa khóa vàng dẫn đến thành công

Đề xuất tham khảo ý kiến học sinh

Trên một diễn đàn dành cho phụ huynh học sinh (HS), quản trị diễn đàn đưa ra 3 phương án mà Sở GD&ĐT Hà Nội công bố để những người quan tâm lựa chọn. Tính đến thời điểm này, trong số những người tham gia bình chọn có khoảng 70% chọn phương án 1; 26% chọn cách tuyển sinh như lâu nay (thi kết hợp với xét tuyển) và chỉ có khoảng 4% chọn phương án 3 (thi 4 bài thi).
 
Nhiều ý kiến cho rằng, phương án 1 là phù hợp nhất lúc này, vừa khắc phục được nhược điểm của phương án 2 lâu nay lại không tạo áp lực về số môn thi như phương án 3. Tuy nhiên, không ít phụ huynh cũng lo lắng nếu thi 4 môn và cách thức ra đề vẫn nặng nề và máy móc như thi 2 môn văn và toán lâu nay thì việc HS phải luyện thi căng thẳng là không thể tránh khỏi.
 
Sắp một đợt thay đổi "sốc" cho tuyển sinh lớp 10
 
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), cho rằng việc thi 2 môn văn, toán kết hợp với xét tuyển mà Hà Nội áp dụng lâu nay đã không còn phù hợp. Tuy nhiên, nếu đang từ thi chỉ 2 môn mà chuyển sang thi tới 6 môn ngay trong năm tới thì sẽ là thay đổi quá đột ngột, dễ gây sốc cho nhà trường và xã hội.
 
Chính vì vậy, ông Bình cho rằng phương án 1 là phù hợp trong giai đoạn này, tuy nhiên Sở GD&ĐT nên có kênh tiếp nhận ý kiến của cả HS, đối tượng trực tiếp chịu tác động của thay đổi này để hiểu thêm nguyện vọng của các em.
 
Đồng quan điểm, ông Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.Cầu Giấy), ủng hộ phương án 1 vì thay đổi không gây xáo trộn lớn và điều quan trọng là đưa được môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc. Ông Nam cũng cho hay đã tham khảo sơ bộ ý kiến của HS lớp 9 năm học này của trường và đa số cho rằng nếu thay đổi thì nên chọn phương án 1.
 
Thi môn ngoại ngữ rất cần thiết mà không gây áp lực lớn cho HS. “Ngoài ra, việc thi thêm 1 môn trong số 6 môn còn lại và công bố vào cuối tháng 3 là rất cần thiết vì nếu chỉ thi văn, toán, ngoại ngữ, HS sẽ học lệch”, ông Nam nói.
 
Còn ông Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (Q.Tây Hồ), cho biết sau khi nghiên cứu cặn kẽ cả 3 phương án thì ông đã thay mặt nhà trường gửi lên Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất lựa chọn phương án 1.

Cần có thời gian để thay đổi tận gốc vấn đề

 
Trong khi đó, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD&ĐT Q.Tây Hồ, cho hay ông vẫn muốn Sở GD&ĐT “dũng cảm” chọn phương án thi mà Sở đã công bố trong tháng 4 vừa qua. Theo ông Vũ, phương án này tiệm cận được với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông sắp tiến hành.
 
Chắc chắn việc thi theo cách thức như vậy sẽ tác động rất tích cực với việc dạy và học trong các trường THCS, tránh hiện tượng học lệch như hiện nay.
 
Sắp một đợt thay đổi "sốc" cho tuyển sinh lớp 10
 
Về lo lắng HS sẽ phải luyện thi căng thẳng vì thi quá nhiều môn dẫn tới “loạn” dạy thêm học thêm, ông Vũ cho rằng điều này sẽ được giải quyết bằng cách thức ra đề thi.
 
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT Q.Hà Đông, cũng cho hay bà ủng hộ phương án 3 vì bài thi tổ hợp chỉ có 90 phút, nếu thi theo hình thức trắc nghiệm và ra đề phù hợp với cách dạy và học thì không quá áp lực với HS.
 
Ông Nguyễn Quốc Bình khẳng định ông đánh giá rất cao tư tưởng tiến bộ của phương án thithứ 3, chỉ có điều cần thời điểm áp dụng phù hợp. Đến khi chúng ta triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới thì phương án 3 là thay đổi tất yếu.

Sẽ sớm chốt phương án

Hầu hết các ý kiến đều đề nghị Sở GD&ĐT cần công bố phương án tuyển sinh càng sớm càng tốt, cụ thể là trong tháng 9 hoặc chậm nhất là đầu tháng 10/2018, đồng thời phải có đề minh họa để các nhà trường căn cứ vào đó hình dung ra cách thức ra đề và có cách thức dạy học phù hợp.
 
 
 
Theo Thanh niên - Kênh Tuyển Sinh