Bạn cần bằng tiếng Anh để ra trường nhưng bạn chưa biết nên học tiếng Anh ra sao để có thể thi tốt? Vậy hãy theo chân Kênh tuyển sinh để xem ngay bài viết về phương pháp học tiếng Anh dành cho người mất gốc này nhé!
[ipsc id="55090" title="Một số cách sử dụng động từ “Cut” trong tiếng Anh"]
1. Ôn luyện từ vựng
1.1. Cách viết chính tả
Trong quá trình học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc, bạn học nên gõ những từ mới vào máy tính hoặc viết tay trên sổ từ vựng của mình hơn là chỉ học suôn. Vì rất nhiều bạn khi đã thuộc lòng từ vựng nhưng vẫn bị viết sai hoặc thiếu một vài ký tự khi ôn tập lại.
Do vậy, hãy thường xuyên xem lại những từ tiếng Anh đã học. Bạn sẽ nhớ được lâu hơn mặt chữ của những từ đó. Nhờ thế, bạn sẽ ít mắc các lỗi sai chính tả hơn trong kỹ năng viết sau này.
1.2. Thành thạo dịch từ Anh sang Việt
Đây được xem là cách học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc được nhiều bạn học áp dụng. Có thể hiểu, cách dịch từ Anh sang Việt là chiều “happy” được dịch sang là “hạnh phúc”. Chiều học này giúp bạn tăng khả năng đọc hiểu tiếng Anh rất nhiều.
1.3. Thành thạo dịch từ Việt sang Anh
Đây là chiều học tiếng Anh được dịch từ “hạnh phúc” sang thành “happy”. Cách học này giúp bạn rất nhiều trong việc nâng cao kỹ năng viết và nói tiếng Anh.
1.4. Cách phát âm từ vựng
Có thể thấy, cách phát âm từ vựng chính xác là điều cần phải lưu ý trong quá trình học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc. Bởi bạn không được nhìn mặt chữ mà đoán phát âm tiếng Anh của những từ đó.
Điều này buộc bạn phải nắm rõ bảng chữ cái tiếng Anh và bảng phiên âm quốc tế (IPA) trước khi luyện đọc bất kì từ vựng tiếng Anh giao tiếp nào. Ví dụ:
- Từ “vocabulary” đọc là /voʊˈkæb.jə.ler.i/
- Từ “restaurant” đọc là /ˈres.tə.rɑːnt/
- Từ “pizza” đọc là /ˈpiːt.sə/,…
1.5. Âm thanh của từ
Âm thanh của từ vựng tiếng Anh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: giới tính, vùng miền, âm giọng,… Vì thế, trong quá trình học từ vựng, chúng ta cũng cần phải lưu ý về vị trí và trạng thái của những từ ấy, để nhạy bén hơn trong cách sử dụng từ nhé.
1.6. Cách kết hợp của từ vào thành ngữ và cụm động từ
Hệ thống từ vựng tiếng Anh là rất phong phú và đa dạng. Một động từ khi được kết hợp với từ khác sẽ tạo thành một cụm động từ. Nhiều cụm từ khi kết hợp lại với nhau cũng tạo nên những thành ngữ với sắc thái nghĩa hoàn toàn khác.
Điều này buộc bạn phải nằm lòng những cụm từ, thành ngữ tiếng Anh này và biết sử dụng một cách linh hoạt.
- Ví dụ: “look” có nghĩa là nhìn, nhưng look after (chăm sóc), look up (tra cứu) và look at (nhìn vào tại một điểm),…
- Tương tự, “steam” mang nghĩa là hơi nước, nhưng khi kết hợp tạo thành ngữ “blow off some steam” lại có nghĩa là xả hơi, thư giãn.
1.7. Các tầng nghĩa khác nhau
Cũng giống với tiếng Việt, tiếng Anh cũng có điểm chung là sở hữu nhiều tầng lớp ngữ nghĩa. Một từ đơn giản như “come” hay “go” lại có rất nhiều sắc thái nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Thế nên, những bạn học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc cần phải nắm thật chắc cách dùng từ, dùng nghĩa sao cho phù hợp với ngữ cảnh trong giao tiếp tiếng Anh nhé.
1.8. Các thể khác của từ
Chẳng hạn như slow/slowness/slowly tương ứng với từ “slow” ở dạng tính từ, danh từ và trạng từ. Chúng ta không thể chỉ sử dụng duy nhất từ “slow” trong mọi câu văn, ngữ cảnh được.
Chính vì vậy, những bạn đang trong quá trình học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc cần phải lưu ý áp dụng phù hợp với các biến thể của từ, để câu văn đúng ngữ pháp và chuẩn văn phong tiếng Anh nhất có thể.
Phương pháp học tiếng Anh dành cho người mất gốc mà bạn nên biết
2. Học chuyên sâu về ngữ pháp
Đây là chìa khoá để bạn đọc hiểu ngoại ngữ với mẹo học Tiếng Anh cho người mất gốc. Sau khi thuộc lòng cấu trúc ngữ pháp, bạn cần học cách áp dụng nhuần nhuyễn vào kỹ năng nghe, nói, đọc và viết để nhanh chóng đạt trình độ Anh ngữ như mong muốn. Bạn cũng có thể tự đặt ít nhất 3 câu theo ngữ cảnh khác nhau cho một cấu trúc ngữ pháp, sau đó chép lại nhiều lần để ghi nhớ. Bằng cách này, bạn sẽ nâng cao tần suất sử dụng đúng ngữ pháp khi viết và nói.
3. Luyện kỹ năng nghe
Mục tiêu cần đạt: Hiểu các đoạn hội thoại từ chủ đề thường ngày như thăm hỏi, thời gian, kế hoạch, địa điểm… đến những vấn đề phức tạp. Khi bắt đầu, bạn nên nghe đa dạng chủ đề với tốc độ vừa phải và thời lượng ngắn để dễ nắm bắt thông tin. Nếu chưa bắt kịp nội dung, bạn có thể sử dụng phụ đề. Tuy nhiên, để kỹ năng nghe cải thiện hiệu quả, bạn cần chuyển dần sang việc nghe không phụ đề và tăng dần độ khó của bài nghe.
4. Luyện nói mỗi ngày
Mục tiêu cần đạt: Phát âm chính xác, đúng ngữ điệu bản xứ, phản xạ nhanh trong hầu hết ngữ cảnh giao tiếp. Để kiểm soát cấu trúc ngữ pháp, phát âm và gia tăng khả năng phản xạ, hãy bắt đầu bằng việc luyện nói chậm, theo nhiều chủ đề. Bạn có thể đứng trước gương để điều chỉnh khẩu hình hoặc thu âm bài nói rồi nghe lại. Tìm một người đồng hành để đối đáp tiếng Anh cũng là cách học đơn giản mà hiệu quả.
5. Nâng cao kỹ năng đọc
Mục tiêu cần đạt: Đọc hiểu đa dạng các chủ đề, nắm bắt ý chính, có thể tóm tắt bài đọc, nhận biết ngữ pháp được sử dụng, so sánh từ khoá trong bài đọc và câu hỏi. Với kỹ năng đọc, bạn cần luyện đoán từ trong ngữ cảnh, gạch chân từ chưa biết, sau đó tra từ điển để học nghĩa. Thường xuyên ôn lại từ vựng, đặt câu, áp dụng cấu trúc ngữ pháp vào những ngữ cảnh thích hợp cũng là cách để bạn cải thiện kỹ năng đọc.
6. Luyện viết câu Tiếng Anh
Mục tiêu cần đạt: Viết đúng chính tả, ngữ pháp và đa dạng về văn phong. Có khả năng viết các loại văn bản khác nhau như thông báo, thư từ, bài tranh luận, diễn đạt ý tưởng, ý kiến cá nhân. Khi viết, bạn cần đúng chính tả từ vựng và ngữ pháp của câu. Viết càng nhiều càng quen. Ngoài ra, bạn có thể học viết bằng cách diễn đạt các tình huống khác nhau hoặc trích dẫn ý tưởng của người khác.
> Mách bạn cách học tiếng Anh thú vị với Siri mà bạn không nên bỏ qua