ĐH Quốc gia tuyển sinh riêng bằng bài thi năng lực từ 2015

Theo lộ trình, năm 2016 ĐH Quốc gia mới tuyển sinh đại trà bằng bài thi đánh giá chuẩn năng lực đầu vào. Tuy nhiên, sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án 4 môn thi, trường sẽ đẩy nhanh lộ trình, thực hiện từ năm 2015.

Ngày 10-11/9, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chung dành cho hơn 1.200 thí sinh đã trúng tuyển vào trường trong kỳ thi 3 chung. Đây là kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi vào các hệ đào tạo Tài năng, Tiên tiến, Chất lượng cao, Chuẩn quốc tế. 110 cán bộ nhà trường tham gia coi thi, 459 máy tính tại 14 phòng chức năng được sử dụng để phục vụ kỳ thi.

Phó giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết, bài thi đánh giá năng lực đã được trường thực hiện từ năm 2014 và cho kết quả khá tốt. Theo đề án đổi mới tuyển sinh, năm 2015, trường dự kiến chỉ áp dụng phương án đánh giá năng lực đối với các ngành có chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Năm 2016 trường mới áp dụng đại trà tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực cho tất cả ngành đào tạo ĐH trước thời điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH theo hình thức 3 chung.

DH-QG-JPG-1628-1410344852.jpg

Thí sinh dự thi vào các hệ đào tạo Tài năng, Tiên tiến, Chất lượng cao, Chuẩn quốc tế làm bài thi kiểm tra năng lực trên máy tính sáng 10/9. Ảnh: Bùi Tuấn.

Tuy nhiên, sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi 4 môn trong một kỳ thi quốc gia chung, ĐH Quốc gia Hà Nội dự định đẩy nhanh lộ trình nói trên, tức là thực hiện tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực ngay từ năm 2015, tổ chức trước kỳ thi quốc gia chung. "Sắp tới lãnh đạo nhà trường sẽ có cuộc họp thống nhất và công bố để thí sinh được biết", thầy Sơn cho hay.

TS Lê Đình Định, Trưởng ban Đề thi đánh giá năng lực bậc đại học của ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, công tác làm đề trải qua 4 đợt, ở các địa điểm khác nhau và được bảo mật theo đúng yêu cầu của một kỳ thi tuyển sinh quốc gia.

Cấu trúc đề thi gồm 180 câu hỏi, bao gồm:

Phần 1 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức toán học (tư duy định lượng) và phần 2 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức Ngữ văn (tư duy định tính). Phần tự chọn, thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hợp phần: kiến thức Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), hoặc kiến thức Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), mỗi hợp phần gồm 40 câu.

Hệ thống sẽ đếm giây theo thời gian hạn định của từng phần, kể từ lúc đề thi được hiển thị và tự động chuyển sang phần khác khi hết thời gian quy định. Thí sinh sẽ làm bài trong thời gian 195 phút để đánh giá năng lực, gồm các kiến thức trong sách giáo khoa bậc trung học và nội dung tập trung chủ yếu ở chương trình học ở sách giáo khoa lớp 12.

"Đề thi là sự tích hợp nội dung kiểm tra đánh giá trên cơ sở khoa học, đó không phải sự tổng hợp một cách cơ giới kiến thức của các môn, đồng thời kiến thức cơ bản cũng không nằm ngoài chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc phổ thông, nhưng tập trung đánh giá các năng lực cốt lõi như nhận thức, tổng hợp, phân tích, sáng tạo, thẩm mỹ và khả năng tư duy. Bài thi sẽ bao gồm 20% số câu ở cấp độ dễ, 60% số câu cấp độ trung bình và 20% ở cấp độ khó", thầy Định nói.

Việc thi và chấm thi được thực hiện trên máy tính trong các phòng thi chuyên dụng.

Đề thi cho từng cá nhân sẽ được xáo trộn ngẫu nhiên về câu hỏi, phương án để các thí sinh không thể “nhìn bài nhau” và cũng không thể sử dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài. Việc thi và chấm thi trực tiếp trên máy tính sẽ hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực so với việc giám khảo trực tiếp chấm bài thi, đảm bảo nhanh chóng, chính xác.

Phó giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, nhà trường sẽ miễn thi tiếng Anh cho thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh tương đương trình độ B1 (theo Khung tham chiếu châu Âu) đăng ký dự thi chương trình đạt chuẩn quốc tế. Trường cũng sẵn sàng liên thông tuyển sinh với các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học có thể sử dụng kết quả của bài thi đánh giá năng lực chung và đánh giá năng lực chuyên biệt do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức để tuyển chọn thí sinh.

Phiếu điểm được thiết kế và sử dụng cho các mục đích làm căn cứ xác nhận trình độ tốt nghiệp THPT (cùng với điểm học tập các môn trong 3 năm) và cung cấp kết quả cho xét tuyển đại học, cao đẳng, tức là cung cấp kết quả riêng rẽ của 4 hợp phần:

  • kiến thức toán (tư duy định lượng);
  • kiến thức ngữ văn (tư duy định tính);
  • kiến thức khoa học tự nhiên;
  • kiến thức khoa học xã hội.

Điểm sẽ quy đổi về điểm trên thang 0-10, với 2 số thập phân. Kết quả thi có hiệu lực trong khoảng thời gian 2 năm tính từ ngày thi.

Căn cứ vào điểm bài thi tổng hợp và điểm các môn học, thí sinh được chọn xét tốt nghiệp theo các yêu cầu được quy định trước. Các trường đại học khi sử dụng kết quả các hợp phần điểm của bài thi quốc gia, có thể lấy điểm của một, nhiều hoặc cả 4 hợp phần để đặt điểm sàn sàng lọc; có thể nhân hệ số cho điểm các hợp phần tùy theo ngành tuyển chọn. Các trường cũng có thể tổ chức thêm một bài thi đơn môn với dạng thức trắc nghiệm hoặc tự luận, câu hỏi mở, hoặc thi năng khiếu để có thêm thông tin đánh giá về thí sinh tuyển chọn vào các chương trình có những đòi hỏi đặc thù.


Kỹ năng phỏng vấn xin việc:

Mỗi năm có hơn 300 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học và hơn 100 ngàn sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng, trung cấp. Nhưng có tới hơn 75% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm.

Theo hiệp hội các trường Đại học và Doanh nghiệp quốc gia (NACE), các phẩm chất và kỹ năng quan trọng của người đi làm theo đánh giá của nhà tuyển dụng thì điểm số học tập của bạn chỉ chiếm dưới 20% quyết định khi bạn đi phỏng vấn (Riêng ngành Y và kỹ thuật thì điểm số quan trọng hơn 1 chút).

Vậy rõ ràng, điểm số ở trường không hề đảm bảo cho bạn có 1 công việc như ý, vậy đâu là yếu tố quyết định còn lại? yếu tố nào giúp bạn có công việc và mức lương mong muốn? chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua khoá học: “Kỹ năng phỏng vấn việc làm



Theo tác giả Hoàng Thuỳ, http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/dh-quoc-gia-tuyen-sinh-rieng-bang-bai-thi-nang-luc-tu-2015-3077531.html