Ngày 14 tháng 2 năm 2007, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum chính thức được thành lập và trở thành thành viên thứ 7 của Đại học Đà Nẵng.
Từ một ngôi trường nhỏ bé với nhiều khó khăn trong buổi đầu thành lập, cơ sở vật chất nghèo nàn cũ kỹ, 6 cán bộ quản lý và giảng viên cùng với hơn 300 sinh viên nhập học khóa đầu tiên, Phân hiệu đã từng ngày trưởng thành, thành một “vệ tinh” quan trọng và duy nhất của Đại học Đà Nẵng tại khu vực Tây Nguyên, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và góp phần vào sự phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
Hiện nay, Phân hiệu có gần 2000 sinh viên (chính quy, không chính quy và sau đại học), 94 cán bộ giảng dạy và phục vụ, thực hiện đào tạo 5 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 17 chuyên ngành đại học và cao đẳng.
Hoạt động KHCN trong Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tập trung hướng vào mục tiêu xây dựng Phân hiệu trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu mạnh về KH&CN của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên; thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác NCKH, tăng nhanh số lượng kết quả NCKH được chuyển giao, ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực. Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.
Phân hiệu đã xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học uy tín của Pháp, Đài Loan và Thái Lan, trong đó có Đại học Valenciennes và Đại học Lille (Pháp), Đại học Khoa học và Kỹ Thuật Minh Tân và Đại học Quốc gia Bình Đông (Đài Loan), và Đại học Ubon Ratchathani Rajabhat (Thái Lan).
Tại Phân hiệu, Chúng tôi theo đuổi sự xuất sắc thông qua các chương trình đào tạo đa dạng và chất lượng, đội ngũ giảng viên năng động và sáng tạo, các chương trình hợp tác quốc tế uy tín, nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng và cơ sở vật chất hiện đại. Là nơi hun đúc trí tuệ và tài năng cho sự phát triển của khu vưc Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum sẽ trở thành một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu có uy tín, đạt chuẩn và sánh ngang với với các trường đại học khác ở khu vực Tây Nguyên và trong cả nước.
Định hướng phát triển của Phân hiệu tại Kon Tum đến năm 2015 trở thành một Trường Đại học đa ngành và đa cấp, một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu có uy tín, đạt chuẩn và ngang tầm với với các Trường Đại học khác trong cả nước và Khu vực Tây Nguyên, là thành viên đầy đủ của Đại học Đà Nẵng, chuyên môn hóa trong đào tạo nguồn lực cho khu vực Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia và Lào.
Về việc xây dựng một trường đại học đạt chuẩn, đào tạo nguồn nhân lực đa cấp và đa ngành phục vụ quá trình đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cho khu vực Tây Nguyên. Những cam kết mà Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum hướng tới trong quá trình phát triển:
Phân hiệu sẽ làm hết sức mình vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên, thông qua các chương trình nghiên cứu, các dự án nghiên cứu và triển khai, các ngành nghề đào tạo phù hợp nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế xã hội ở Tây Nguyên.
Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum là thành viên của Đại học Đà Nẵng, coi trọng việc hợp tác bền vững với các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng. Với mô hình đào tạo phối hợp mà Phân hiệu đang theo triển khai cũng như sự phối tác với Cộng đồng doanh nghiệp và địa phương không chỉ trong đào tạo mà còn tạo nguồn cung cấp học bổng, địa điểm thực tập và môi trường làm việc cho sinh viên. Phân hiệu ĐHĐN hợp tác chặt chẽ với các trường Cao đẳng, các cộng đồng kinh doanh trên vùng đất Tây Nguyên. Tất cả mọi sự hợp tác vì sự phát triển bền vững. Hợp tác cùng phát triển là yếu tố quyết định sự sống còn của Phân hiệu ĐHĐN.
Phân hiệu thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khu vực để xây dựng cơ cấu ngành đào tạo, chương trình học phù hợp với nhu cầu phát triển của Tây Nguyên. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc vào việc cải tiến đời sống lao động của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên. Chất lượng đào tạo thực tế hơn trong điều kiện nguồn lực Tây Nguyên và gia tăng kỹ năng thực hành, kỹ năng thực hiện các công việc gắn liền với điều kiện sống và làm việc tại Tây Nguyên.
Những định hướng phát triển chủ yếu của Phân hiệu đang trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thành sứ mệnh chính trị của một Trường Đại học hoạt động trên khu vực Tây Nguyên, cụ thể:
Phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo theo định hướng chủ yếu như sau:
Các chuyên ngành kinh tế: Kế toán, quản trị kinh doanh tổng quát; quản trị ngân hàng; quản trị kinh doanh Du lịch dịch vụ; quản tri kinh doanh Quốc tế; Tài chính ngân hàng; quản trị kinh doanh trang trại; Kinh tế phát triển; Quản trị nguồn nhân lực; …
Các chuyên ngành thuôc khối sư phạm như: sư pham tiểu học; sư phạm toán tin; sư phạm các môn học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội …
Các chuyên ngành về ngoại ngữ như: tiếng Anh; tiếng Thái; tiếng Lào … và chuyên ngành quốc tế học. Đặc biệt, Phân hiệu sẽ chú trọng mở các lớp học tiếng Thái, tiếng Lào phục vụ cho việc phát triển hành lang Đông Tây và phục vụ cho việc phát triển cửa khẩu quốc tế Bờ Y và Tam giác phát triển Việt Nam, Lào và Campuchia.
Các chuyên ngành về luật, hành chính công như: luật học và luật thương mại; luật hành chính.
Các chuyên ngành thuộc khối kỹ thuậtnhư: kỹ thuật các công trình thuỷ (thuỷ lợi, thuỷ điện); xây dựng cầu đường; xây dựng dân dụng, kiến trúc; sư phạm kỹ thuật; công nghệ thông tin. Đặc biệt trong thời gian tới Phân hiệu rất quan tâm đến chuyên ngành chế biến cây công nghiệp. Tiềm năng phát triển cây công nghiệp là thế mạnh của núi rừng Tây Nguyên.
Các chuyên ngành về nông nghiệp và lâm nghiệp, thổ nhưỡng và đất đai phục vụ cho Tây Nguyên. Các chuyên ngành về lĩnh vực nông, lâm nghiệp thường gắn liền với các điều kiện về hệ thống các cơ sở thực hành các phòng thí nghiệm về sinh học, các chuyên ngành về sản xuất và chế biến nông sản, cây công nghiệp như cafe, Cao su. Ngoài các điều kiện học tập ở trường thì sự kết hợp Nhà trường với các nông trường, trang trại điển hình, các công ty trồng cây công nghiệp là điều kiện cực kỳ cần thiết.
Phát triển Phân hiệu thành cơ sở đào tạo đa cấp, vừa đào tạo ở trình độ Cao đẳng cho các chuyên ngành mang tính nghề nghiệp, vừa đạo tạo cử nhân và kỹ sư có trình độ đại học theo hai hệ chính qui và không chính qui thuộc các chuyên ngành mang tính quản lý chung và quản lý tác nghiệp, với qui mô đào tạo không chính qui nhỏ hơn đào tạo chính qui. Mở thường xuyên các lớp đao tạo không chính qui ( hệ tại chức) là đúng với nhiệm vụ được đặt ra trong quyết định thành lập Phân hiệu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở các tỉnh Tây Nguyên. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum sẽ triển khai các lớp đào tạo sau đại học cụ thể là cho các chuyên ngành kinh tế và sư phạm, ngoại ngữ cũng như các ngành về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ... Việc tiến hành các khoá đào tạo sau đại học được thực hiện trên cơ sở phối hợp với các Trường thành viên của Đại học Đà Nẵng sẽ góp phần nâng cao chất lượng trình độ lực lượng lao động xã hội tại các tỉnh Tây Nguyên. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng một cách thường xuyên liên tục với các chương trình đào tạo ngắn hạn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên và nhà nghiên cứu cơ hữu tại Phân hiệu trên cơ sở xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, có tâm huyết và gắn bó lâu dài với Phân hiệu. Đội ngũ giảng viên và nhà nghiên cứu tại Phân hiệu sẽ cộng tác lâu dài với đội ngũ giáo sư, giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm ở các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời phối hợp trong các chương trình và đề án nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Thông qua các nguồn học bổng của Chính phủ theo đề án 911, các chương trình hợp tác quốc tế, quá trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên thực hiện chủ yếu ở nước ngoài.
Định hướng về xây dựng và thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực mang đặc thù của Phân hiệu nhằm cung cấp và trang bị các kiến thức và kỹ năng thực hành tốt nhất cho sinh viên tại Phân hiệu. Thực hiện triệt để phương pháp sư phạm tích cực, phát huy tính chủ động của người học. Ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả trong công tác giảng dạy. Yêu cầu từng giảng viên và nhóm giảng viên cùng giảng dạy môn học phải soạn thảo giáo trình dạy học riêng, phát triển nhiều các kiến thức thực hành, giảng dạy theo hướng biết, hiểu và thực hiện được trong thực tế. Thực hiện việc đánh giá thường xuyên chất lượng dạy và học. Kiểm định chất lượng đào tạo thông qua việc đánh giá trực tiếp của sinh viên.
Định hướng phát triển công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tại địa phương và hỗ trợ tư vấn cho cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Tập trung phát triển các chương trình nghiên cứu về môi trường, về nông nghiệp nông thôn, về phát triển sản xuất và chế biến các hàng hóa nông sản, về mô hình kinh tế trang trại cho đồng bào dân tộc, về cải tiến chất lượng khoa học và công nghệ cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Định hướng phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Giảng viên và sinh viên tại Phân hiệu. Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Phân hiệu tại 02 cơ sở và thu hút các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác, xúc tiến nhanh dự án xây dựng nhà trường với nhiều hạng mục đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Phân hiệu.
Sứ mệnh
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
Tầm nhìn
Đến năm 2015, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum sẽ trở thành một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu có uy tín, đạt chuẩn và sánh ngang với với các trường đại học khác ở khu vực Tây Nguyên và trong cả nước.
Giá trị