Để làm tốt bài thi môn lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2019, học sinh cần nắm chắc và bám sát kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Nếu muốn đạt điểm cao để xét tuyển đại học, thí sinh mới cần tham khảo thêm một số tài liệu ngoài SGK.

Ôn thi môn tiếng Anh: Học từ vựng, nắm vững ngữ pháp và cấu trúc câu

Thi thử ĐH 2019: Đề thi thử, đáp án môn Toán trường THPT chuyên Thái Bình

I. Những kiến thức cần nắm vững

Vậy nên, đừng vội sử dụng sách tham khảo hay những tài liệu khác dẫn đến việc phải "ôm" thêm một lượng lớn kiến thức quá tải, hãy cứ tập trung học trong SGK, sau đó muốn đạt điểm cao để xét tuyển đại học thì mới cần tham khảo thêm một số tài liệu ngoài SGK.

Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả là ôn bài theo từng giai đoạn lịch sử, ôn đến đâu chắc đến đó. Có như vậy, khi đi thi các em sẽ cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không phải lo lắng sai phần này hoặc phần kia.

Ôn thi môn lịch sử: Cần nắm chắc và bám sát kiến thức sách giáo khoa

Để làm tốt bài thi môn lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2019, học sinh cần nắm chắc và bám sát kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa

II. Cách học bài hiệu quả

1. Rèn luyện thói quen tự học

Tự học sẽ giúp chúng ta chủ động hơn nhiều trong việc tiếp cận kiến thức, các em sẽ có xu hướng tìm tòi những thứ mình cần và mình hiểu để bù đắp những lỗ hổng kiến thức của mình.

Tự học cũng giúp các em tích lũy dần và chắc lượng kiến thức cho riêng mình. Giúp các em nắm vững, nhớ chắc và hiểu rõ vấn đề hơn.

2. Học bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề.

Việc học bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp cho các em học sinh biết cách móc nối các sự kiện lại với nhau, từ đó giúp các em dễ dàng học hơn và có thể giúp nắm chắc được kiến thức mà không lo bị nhầm lẫn hoặc bị quên như kiểu học vẹt.

3. Ghi nhớ có hệ thống

Lịch sử nói lên sự hình thành và phát triển của một thời đại, dân tộc, đất nước nên luôn được đánh dấu bằng những mốc son, chặng đường nổi bật. Việc chia nhỏ và nắm bắt được các cột mốc lịch sử này sẽ giúp các em bao quát được mọi vấn đề.

Các em nên sử dụng vẽ sơ đồ tia của giai đoạn, sự kiện và các diễn biến cụ thể, như vậy sẽ dễ nhớ hơn. Sau khi học xong một giai đoạn nào đó thì kẻ bảng và tổng kết lại, vừa ngắn gọn lại vừa bao quát được tất cả các mốc thời gian, sự kiện diễn ra.

Ngoài ra, các em cũng nên ghi các sự kiện, mốc thời gian vào giấy ghi chú và dán nó lên một góc nào đó, mỗi ngày, các em sẽ lấy đi một tờ và đọc thuộc các ý chính của sự kiện ghi trên giấy, học đi học lại nhiều lần sẽ giúp các em nhớ lâu hơn.

Nếu các em chăm chỉ, kiên trì hơn một chút ngồi học theo cách gạch đầu dòng các ý ra giấy thì sẽ nắm chắc được các kiến thức hơn mà không lo bị quên hay bị nhầm.

Với bài thi môn lịch sử các em cũng nên chú trọng phần liên hệ thực tế như các tin tức quốc tế nổi bật, những ngày kỷ niệm quan trọng của dân tộc... vì đó là xu hướng học cũng như ra đề của Bộ GD-ĐT trong các kỳ thi THPT quốc gia gần đây.

III. Kỹ năng làm bài thi

1. Kiểm tra và đọc thật kỹ đề thi trong vòng 5 phút

Các em không nên vừa nhận đề thi đã bắt đầu làm bài thi ngay. Đặc thù của kỳ thi THPT quốc gia năm nay đối với môn lịch sử là vẫn thi trắc nghiệm nhưng kiến thức lại bao trùm cả chương trình THPT.

Vì vậy, các em phải hết sức lưu ý kiểm tra kỹ đề, mã đề thi, các câu hỏi có bị mất, nhầm hoặc sai hay không, phiếu trả lời có lỗi gì hay không để được đổi ngay lập tức.

Tiếp theo, các em cần đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm "từ khóa", có thể lấy bút chì khoanh tròn "từ khóa" đó để lựa chọn đáp án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem như cách giúp các em giải quyết câu hỏi nhanh nhất và không bị lạc đề hay nhầm kiến thức.

2. Tuyệt đối không để trống đáp án với bài thi trắc nghiệm

Việc bỏ trống câu trả lời chỉ vì không biết rất đáng tiếc nên các em có thể chọn đáp án ít xuất hiện ở những câu trên nhất, chọn đáp án các em tin tưởng nhất, hoặc chọn đáp án dài nhất... tùy trường hợp.

Một điều nữa đó chính là khi chọn sai các em cũng không bị mất điểm hoặc mất rất ít điểm, hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các em hãy thử tìm đáp án sai cũng là cách hay và loại trừ càng nhiều đáp án càng tốt, vậy thì 50-50 các em vẫn nên chọn một đáp án khả thi nhất.

3. Câu hỏi dễ làm trước, câu hỏi khó làm sau

Khi làm bài thi bất kể là theo hình thức nào, các em nên làm câu dễ trước, vừa tiết kiệm được thời gian lại vừa giải tỏa được áp lực tâm lý, lại không bị mất điểm các câu dễ do nhầm lẫn hoặc bị rối vì quá nhiều câu hỏi, có nhiều đáp án gây nhiễu, đáp án khá giống nhau, vậy nên các em phải đọc kỹ SGK để hiểu rõ, kết nối các sự kiện với nhau rồi phân tích câu trả lời và chọn ra đáp án đúng.

Đối với bộ môn lịch sử, các em nên chú trọng làm những câu hỏi lý thuyết trước, sau đó mới giải đến những so sánh, nhận định hay các câu hỏi liên hệ thực tế hoặc những câu suy luận đòi hỏi kiến thức nâng cao ngoài SGK.

4. Một số nhầm lẫn học sinh hay mắc phải

Khi học và làm bài các em nên chú ý phân biệt và hiểu rõ câu hỏi để chọn đáp án đúng như: mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trận thắng tiêu biểu với trận quyết chiến chiến lược, chủ nghĩa thực dân cũ với chủ nghĩa thực dân mới, đánh bại cơ bản hay đánh bại hoàn toàn...

Theo Tuổi trẻ