Những hoạt động ngoại khóa du học sinh có thể tham gia khi du học Mỹ
Với việc sinh viên đại học ở Hoa Kỳ có rất nhiều các đam mê và hứng thú khác nhau, các cơ hội ngoại khóa dành cho họ là vô cùng nhiều, tùy thuộc vào kích cỡ và loại trường đại học. Các hoạt động ngoại khóa có thể bao gồm từ các tổ chức xã hội hay các ban điều hành cho tới các chương trình thể thao. Mỗi hoạt động giúp cho học sinh làm việc với nhiều người khác nhau và học được các kỹ năng sống cần thiết.
1. Ban Chấp Hành Đoàn Trường (Student Government)
Học sinh tham gia vào các tổ chức điều hành, như ban chấp hành đoàn trường hay nhóm quản lý ký túc xá, thường được lựa chọn bởi các bạn đồng lứa khác như là một tiếng nói cho học sinh trong giao tiếp với hội đồng quản trị nhà trường. Những người tham gia vào các tổ chức điều hành thường phục vụ cho các hội đồng khác nhau nhằm đại diện cho các quan điểm và lo ngại của cộng đồng du học sinh. Các chức năng của BCH trường bao gồm phân bố tài chính cho các CLB trong trường, thực hiện các chương trình phục vụ cho sở thích của học sinh, mở các diễn đàn nhằm bàn luận các vấn đề trường học, và giúp gây dựng và gìn giữ cộng đồng học sinh trong trường. Một số tổ chức điều hành khác bao gồm Hội đồng thẩm định, thực hiện các chuẩn mực mà học sinh cần tôn trọng, và Ban hành xử, ra các bản án kỷ luật cho học sinh không chấp hành những chuẩn mực trên.
Những hoạt động ngoại khóa bạn nên tham gia du học Mỹ
2. Thể thao (Athletics)
Hầu như tất cả các trường đại học ở Mỹ đều có các hình thức tham gia thể thao dành cho học sinh. Một số môn thể thao nặng tính cạnh tranh và thi đấu bao gồm bóng rổ, bóng chuyền, bóng bầu dục. Học sinh kiêm vận động viên tham gia vào đây cần dành rất nhiều thời gian và nỗ lực cho việc tập luyện và thi đấu. Các CLB thể thao tạo cơ hội các nhóm học sinh còn lại tham gia thi đấu giao hữu mà không quá cạnh tranh, và học sinh ở mọi trình độ đều có thể tham gia. Còn với những học sinh chỉ thích theo dõi mà không tham gia vào thi đấu, các CLB cổ vũ là lựa chọn hợp lý.
3. CLB về học thuật và nghề nghiệp (Academic & Professional Affiliations)
Các CLB này hỗ trợ thành viên trong ngành nghề họ đã chọn và trong quá trình tìm việc. Học sinh thường tụ tập để thảo luận về các vấn đề học thuật liên quan tới chuyên ngành của họ và học những kỹ năng công việc cần thiết nhằm chuẩn bị cho tương lai. Mỗi một CLB này sẽ tập trung vào một chuyên ngành riêng. Một vài ví dụ bao gồm Hội Toán Học, Hội Doanh nhân, hay Hội Marketing.
4. Hoạt động tình nguyện (Community Service)
Các hoạt động tình nguyện nhằm mục đích giúp đỡ cộng đồng địa phương và toàn cầu, một mục tiêu quan trọng của việc tham gia hoạt động ngoại khóa. Ví dụ như trong chương trình Tình Nguyện Kỳ Nghỉ Xuân, học sinh có cơ hội tham gia vào xây nhà, trồng cây, hoặc dạy học cho trẻ em ở nơi mà họ tham gia. Một số tổ chức khác như Alpha Phi Omega, Habitat for Humanity, Circle K đều hoạt động để phát triển tình nguyện trong khuôn viên đại học. Nhìn chung, các hoạt động tình nguyện giúp cho học sinh cơ hội đóng góp cho cộng đồng và quan trọng hơn là đánh giá về bản thân qua những trải nghiệm như vậy.
5. Hoạt động văn hóa (Multicultural Organizations)
Các hoạt động văn hóa giúp tăng sự hiểu biết về các nền văn hóa và chủng tộc khác nhau. Các trường đại học thường tài trợ cho việc tổ chức các lễ hội, buổi hòa nhạc, diễn thuyết, và thảo luận để tăng tính đa văn hóa cho học sinh trong trường. Thêm vào đó, tham gia vào các hoạt động văn hóa là bước tiến quan trọng để có cái nhìn tích cực tới các cộng đồng thiểu số như BSU (học sinh da đen), LGBT (cộng đồng đa giới tính), hay MSA (học sinh theo đạo Hồi).
6. Nghệ Thuật (The Arts)
Học sinh đam mê về nghệ thuật có vô vàn cơ hội để tham gia trong trường đại học. Học sinh đam mê biểu diễn có thể tham gia hoạt động nhạc kịch, sân khấu, múa hòa nhạc. Học sinh đam mê âm nhạc có thể tham gia các ban nhạc, dàn giao hưởng hay hội đồng ca. Một số hoạt động khác lớp vẽ, làm thủ công, hội họa, làm thơ…
“Greek Life” là một cụm từ dùng để nói tới các tổ chức có tên là chữ cái Hy Lạp ở một trường đại học. Thường thì Greek Life sẽ bao gồm hội anh em (fraternities) và hội chị em (sororities). Những tổ chức này bao gồm thành viên là các sinh viên có chung sở thích, mục tiêu và giao tiếp thường xuyên với nhau. Hầu hết các fraternities và sororities đều hoạt động rất năng nổ trong cộng đồng và trường học. Hầu như các tổ chức này không có “haze” (việc bắt ép bạn phải làm một điều gì đó đi ngược lại với mong muốn của bạn), và thường thì các trường đại học đều có các quy định nghiêm khắc phòng tránh việc này. Bất cứ sinh viên đại học nào mà muốn trở nên năng động hơn trong cộng đồng và làm quen với những người bạn khác có cùng mục tiêu ấy thì nên tìm hiểu xem các nhóm Greek Life nào tồn tại trong trường. Nơi tìm hiểu đầu tiên có thể là văn phòng hoạt động dành cho sinh viên.
Tham gia vào Fraternity hay Sorority: Thường thì quá trình tham gia vào một fraternity hay sorority sẽ gọi là “rush”. Fraternities thì thường được cho phép tiếp cận với các sinh viên nam khóa dưới bất cứ khi nào và thuyết phục họ tham gia vào nhóm đó. Sinh viên nam có thể chọn fraternities nào mà họ muốn tham gia, và chỉ có thể đến dự các buổi “rush” đó. Ở hầu hết các trường đại học, trải qua quá trình tuyển chọn, sinh viên nữ được chia ra làm các nhóm nhỏ và phải gặp mặt tất cả các sororities trước khi lựa chọn. Nếu như nhóm Greek đó và sinh viên chọn lẫn nhau, thì “bids” (lời mời gia nhập hội) sẽ được gửi cho sinh viên đó trong “bid day.”
Ký tự chữ cái của các Fraternities và Sororities: Những ký tự Hy Lạp khắc trên nhà của các Fraternities và Sororities và trên ngực của các thành viên đại diện cho tổ chức đó. Hầu hết các fraternities và sororities đều có 2 tới 3 ký tự Hy Lạp từ bảng chữ cái Hy Lạp. Mỗi một ký tự có bí mật riêng của nó, bao gồm những nghi lễ và quan niệm lâu đời. Thường thì các thành viên mới của hội (còn được gọi là “pledges”) sẽ không được phép đeo những ký tự đó trừ khi họ đạt được vinh dự ấy sau khi hoàn thành quá trình học hỏi (“Pledging” process).
8. Các hoạt động khác
Honorary: tôn vinh học sinh có thành tích học tập nổi bật trong một lĩnh vực học thuật cụ thể.
Religious: cộng đồng tôn giáo dành cho học sinh theo đạo.
Media: bao gồm báo in, truyền hình và đài phát thanh. Học sinh có thể viết bài hoặc chụp ảnh cho báo trường, biên tập cho sách niên khóa, hoặc DJ cho đài phát thanh.
Political: học sinh có quan điểm chính trị có thể tham gia vào các nhóm như Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa.
Homecoming / Parent’s Weekend Committee: tổ chức sự kiện cho trường.
Bạn đọc quan tâm tới các trường ĐH tại Mỹ, visa du học my, học bong du hoc my, thong tin du hoc my có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.