10 tuổi là độ tuổi chuẩn bị cho những cột mốc phát triển quan trọng, ở độ tuổi này trẻ đã hiểu được đúng sai. Sau đây là 7 điều cha mẹ nên dạy trẻ trước 10 tuổi.
Bố mẹ nên dạy trẻ 10 tuổi những gì để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất?
1. Hãy dạy con cách cư xử đúng mực
Cách cư xử tốt cần được khắc sâu trong trẻ từ khi còn nhỏ. Vì điều này hỗ trợ rất nhiều cho con trong cuộc sống hàng ngày, hình thành tính cách chu đáo và biết yêu thương ở trẻ. Cha mẹ nên sử dụng các cụm từ phổ biến như “Làm ơn”, "Cảm ơn", "Xin lỗi"... khi nói chuyện với con. Trẻ sẽ dần hình thành thói quen dùng các cụm từ đó khi cần thiết.
2. Dạy con về giá trị của sự trung thực
Theo tạp chí Parents, điều quan trọng là chúng ta phải dạy con về giá trị của sự trung thực và giải thích về hậu quả của việc nói dối. Khi trẻ học bằng cách lấy hành động của người lớn làm gương, chúng ta phải thể hiện mọi cách để giúp con hiểu được rằng phải luôn cố gắng nói ra sự thật.
3. Hướng dẫn con cách quản lý tiền bạc
Chúng ta thường cố gắng dạy con về những kỹ năng sống cần thiết như đọc, viết, chơi, nhưng dường như không chú ý đến việc hướng dẫn trẻ cách quản lý tiền bạc. Thực tế, kỹ năng này nên được dạy ngay từ khi con bạn bắt đầu đi học. Trẻ cần hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm, cách tiêu tiền và hậu quả của việc chi tiêu nhiều hơn những gì chúng có thể chi trả. Những điều này sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn với các vấn đề về tiền bạc khi lớn lên.
4. Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh
Trẻ em áp dụng thói quen ăn uống và lối sống của chúng dựa trên những gì đã được thực hành từ khi còn nhỏ. Vì vậy, cha mẹ hãy tích cực chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh cho gia đình dù bạn có bận rộn đến đâu. Bởi vì điều này sẽ giúp con bạn duy trì cân nặng hợp lý, tăng trưởng bình thường và thói quen ăn uống lành mạnh khi trưởng thành.
5. Giải quyết bất đồng trong hòa bình
Cha mẹ cần dạy con cái luôn giữ bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn và bất đồng trong cuộc sống. Bạn có thể hướng dẫn con bạn hít thở sâu và nhìn nhận vấn đề từ mọi phía bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi như “tại sao” và “nếu”. Điều này giúp họ tập trung vào vấn đề đang giải quyết và không có ác cảm với người kia, đồng thời kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực như tức giận, bất mãn.
6. Dạy con phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác
Học cách tôn trọng là giá trị đặc biệt quan trọng để hướng dẫn con bạn khi chúng đến lớp học. Cha mẹ nên dạy trẻ rằng mỗi người đều có cách nhìn nhận mọi việc theo cách riêng của mình. Mặc dù ai cũng muốn con mình có quan điểm riêng, điều quan trọng là trẻ vẫn tôn trọng cách nhìn nhận của người khác.
7. Xây dựng sự đồng cảm
Khả năng một đứa trẻ hiểu và kết nối với cảm xúc của người khác giúp xây dựng nền tảng cho các mối quan hệ bền chặt trong cuộc sống của chúng. Đây là lý do sự đồng cảm thường là giá trị cốt lõi của gia đình.
> Những thói quen khiến trẻ giảm trí nhớ
> Những thói quen ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Theo Zing News