Public Speaking là gì? Nó có quan trọng cho học tập và công việc hay không? Việc cải thiện Public Speaking sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tất cả chúng ta đây? Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu những cách mà Public Speaking ảnh hưởng và cải thiện nó ra sao nhé! 

1. Xây dựng bài thuyết trình

Mỗi bài thuyết trình nên trình bày theo dạng tiểu luận. Bởi vì khi bạn trình bày từ tổng quan đến chi tiết rồi tiến hành lập luận, tổng kết vấn đề thì các thính giả, khán giả sẽ hiểu được bạn đã và đang nói đến đâu, nói cái gì và có thể theo dõi phần phát biểu ấy. Bên cạnh đó, việc trình bày theo dạng tiểu luận sẽ trao cơ hội cho khán giả đặt câu hỏi đến bạn để được giải đáp các thắc mắc và điều này sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tích cực với tất cả mọi người tham gia.

2. Luyện tập

Để biết được bài phát biểu là dài hay ngắn thì bạn cần phải luyện tập nói trước. Bằng cách này, bạn có thể xác định được phần nào có thể cắt, phần nào nên nói để bản thân đảm bảo làm chủ được thời gian phát biểu. Ngoài ra, bạn nên nhờ ai đó lắng nghe và đưa ra lời phản biện mang tính xây dựng để bạn nhận ra được phần nào nên điều chỉnh hoặc bổ sung để tự tin tiến lên khán đài trình bày.

Cách cải thiện Public Speaking hiệu quả mà bạn nên biết

Cách cải thiện Public Speaking hiệu quả mà bạn nên biết

3. Sẵn sàng đối mặt với thách thức

Sau khi thuyết trình thì bạn sẽ thường được các vị giám khảo hoặc khán giả đặt ra câu hỏi cho mình. Vậy thì trong trường hợp bạn gặp phải một câu hỏi khó thì nên làm gì? Nếu không thể trả lời ngay thì hãy sử dụng sự hài hước để giải quyết. Hoặc là bạn có thể hỏi xem ai khác có điều gì muốn nói về quan điểm ấy hay không. Thay vì tự bế, tỏ ra kháng cự những câu hỏi như vậy thì hãy nỗ lực phản biện bằng chính tinh thần tích cực và đón nhận mọi góp ý từ mọi người nhé!

4. Giữ vững tâm lý

Khi bạn quan tâm quá mức vào một thứ gì đó đang làm thì bạn thường hay hồi hộp. Mà hồi hộp thì đôi khi khiến bạn không phát huy hết năng lực của bản thân nên hãy nghĩ theo một hướng khác nhé. Nếu sắp sửa bước lên bục mà bạn còn hơi run thì hãy cố gắng điều chỉnh bài viết ngắn gọn, trình bày một cách súc tích, rõ ràng nhất và hãy tìm cho mình một thứ gì đó bám vào nha.

5. Tránh dài dòng

Nếu bạn muốn nói thêm điều gì thì hãy sử dụng Powerpoint để trình bày. Bên cạnh đó, bạn nên tránh các đoạn thông tin dài và các số liệu, sơ đồ dù cho bạn thấy chúng hữu ích. Bởi lẽ những thứ đó sẽ khiến bạn lặp lại những gì đang nói và khó lòng mà khiến khán giả thấy phần trình bày không nhàm chán. 

6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Muốn để lại ấn tượng tốt với khán giả thì bạn nên tránh dùng tư thế phòng thủ như khoanh tay mà hãy mỉm cười và dùng cử chỉ tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn đi bộ xung quanh nhưng hãy kiểm soát, đừng để chúng chuyển hướng sự chú ý của khán giả đối với bài thuyết trình nhé!

7. Duy trì giao tiếp bằng mắt

Nếu bạn muốn tạo cho khán giả cảm giác tham gia thì bạn cần phải hướng ánh nhìn ngay tầm của người nghe. Trong trường hợp bạn thuyết trình trong khán phòng nhiều tầng thì bạn nên hướng ánh nhìn ngay trên tầm của người đang nghe nhé. Tuyệt đối tránh nhìn xuống hoặc nhìn chằm chằm vào ghi chú trên Powerpoint hoặc trên máy bạn đang trình bày.

> Thương hiệu cá nhân - 10 cách để thành công xây dựng hình ảnh của riêng bạn

> Các bước lên kế hoạch bài giảng hiệu quả

Theo Careers Savvy