Bộ GD-ĐT vừa thông báo chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp, đồng thời có mong muốn trở thành giáo viên.

hoạt động giảng dạy

Người có bằng đại học nhưng không phải ngành sư phạm có thể học lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu muốn trở thành giáo viên

Đối tượng áp dụng đối với người có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học là người có bằng cử nhân các chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất và ngoại ngữ. Để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, người học phải hoàn thành 35 tín chỉ.

Đối tượng học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên THCS, THPT là những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học của bậc THCS, THPT. Người học phải hoàn thành 34 tín chỉ để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm...

Mục tiêu của các chương trình bồi dưỡng này là giúp người có bằng cử nhân các chuyên ngành không phải sư phạm, nhưng có sự phù hợp tương ứng với các môn học ở trường phổ thông, có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên của trường phổ thông, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường phổ thông.

Việc ban hành các chương trình trên cho thấy Bộ GD-ĐT đã chấp nhận trở lại việc trường phổ thông được tuyển dụng những người không có bằng cử nhân sư phạm nhưng có bằng cử nhân các chuyên ngành khác cộng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Nhiều năm trước, Bộ GD-ĐT đã cho phép người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT thì học thêm khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhưng từ năm 2014, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT.

Vì thế, trong các thông tư ban hành các chương trình nói trên (có hiệu lực từ ngày 22.5), Bộ GD-ĐT ghi rõ, những quy định trước đây trái với thông tư này bị thay thế hoặc bãi bỏ.

Tự hào người Việt với những công trình nghiên cứu xuất sắc

Bộ GD&ĐT cho phép các trường tổ chức dạy học trực tuyến

Theo Thanh Niên