Ngành đào tạo: QUAN HỆ QUỐC TẾ (International Relations)

Trình độ đào tạo: Đại học

Thời gian đào tạo: 4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đào tạo cử nhân ngành Quan hệ quốc tế có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ngành Quan hệ quốc tế (International Relations) sẽ học và làm gì?

Ngành Quan hệ quốc tế (International Relations) sẽ học và làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, Ngành trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp; nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác-Lênin

6

Ngoại ngữ

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

7

Tin học đại cương

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

8

Giáo dục thể chất

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Giáo dục quốc phòng

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức cơ sở khối ngành

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

Pháp luật đại cương

2

Đại cương văn hóa Việt Nam

5

Logic học

3

Tâm lý học đại cương

6

Xã hội học đại cương

b. Kiến thức cơ sở ngành

1

Chính trị học đại cương

5

Địa lý kinh tế Việt Nam và thế giới

2

Lý luận Nhà nước và pháp luật

6

Kinh tế học đại cương (vi mô và vĩ mô)

3

Lịch sử ngoại giao Việt Nam

7

Kinh tế đối ngoại Việt Nam

4

Lịch sử các học thuyết kinh tế

8

Ngoại ngữ chuyên ngành cấp độ I

c. Kiến thức ngành

1

Lịch sử quan hệ quốc tế

6

Chính sách đối ngoại Việt Nam

2

Lý luận quan hệ quốc tế

7

Báo chí và thông tin đối ngoại

3

Quan hệ kinh tế quốc tế

8

Đàm phán quốc tế

4

Công pháp quốc tế

9

Ngoại ngữ chuyên ngành cấp độ II

5

Tư pháp quốc tế

 

 

 

 

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp) khi học ngành Quan hệ Quốc tế

Lịch sử văn minh thế giới: Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau: Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

Đại cương văn hoá Việt Nam: Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá học và văn hoá Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hoá, văn hoá truyền thống đến hiện đại như văn hoá Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu Công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hoá truyền thống và văn hoá Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sanghiện đại.

Tâm lý học đại cương: Gíới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Học phần bao gồm các nội dung: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp – bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực.

Pháp luật đại cương: Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Lôgic học: Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của lôgíc học truyền thống; một số nội dung của lôgíc học hiện đại; lịch sử lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

Xã hội học đại cương: Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa...

Chính trị học đại cương: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, xây dựng và sử dụng quyền lực nhà nước. Từ những lý luận cơ bản, đi vào một số lĩnh vực cụ thể và phân tích các mối quan hệ chính trị trong xã hội đương đại. Những nội dung trên đều có liên hệ với thực tế Việt Nam trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ ra chức năng và nhiệm vụ của chính trị học ở nước ta hiện nay.

Lý luận Nhà nước và pháp luật: Cung cấp những kiến thức chung, cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật tạo cơ sở lý luận nền tảng và phương pháp luận cho sinh viên khi nghiên cứu các môn học trong khoa học pháp lý sau này.

Lịch sử ngoại giao Việt Nam: Cung cấp cho sinh viên những bài học của cha ông ta về chính sách bang giao với các nước láng giềng và phương thức tiến hành các mối bang giao đó, xuất phát từ các nhiệm vụ giành và giữ độc lập dân tộc, gây dựng hoà hiếu, chống xâm lược, mở mang và xây dựng đất nước cường thịnh; tổng kết những kinh nghiệm của cha ông trong việc kết hợp đấu tranh ngoại giao với các hình thức đấu tranh khác như: chính trị, quân sự và kinh tế để bảo vệ quyền lợi tối cao của dân tộc; truyền thống ngoại giao hoà hiếu của ông cha ta, tạo nên một trong những cơ sở của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Lịch sử các học thuyết kinh tế: Giới thiệu những nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế từ thế kỷ XV đến nay. Trên cơ sở đó, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các thuyết kinh tế, những ưu, nhược điểm của chúng và giá trị thực tế của mỗi học thuyết. Từ việc phân tích, đánh giá các học thuyết kinh tế trong lịch sử, học phần cũng chỉ ra khả năng vận dụng vào thực tế Việt Nam để từ đó có được chính sách kinh tế phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý kinh tế ở Việt Nam.

Địa lý kinh tế Việt Nam và thế giới: Học phần giới thiệu về khả năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của Việt Nam cũng như việc sử dụng và những yêu cầu trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó. Học phần cũng giới thiệu về kinh tế địa lý của một số quốc gia và khu vực chủ yếu có liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và ASEAN.

Kinh tế học đại cương (Vi mô và Vĩ mô): Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nền kinh tế của một quốc gia, sự vận động của tổng thể nền kinh tế thị trường. Đồng thời, sinh viên cũng nắm được những vấn đề kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế riêng biệt như tiêu dùng, sản xuất, vấn đề chi phí, giá cả...

Thông qua học phần này, sinh viên có thể hiểu được sự hoạt động, biến đổi của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, từ vi mô đến vĩ mô. Sinh viên cũng được trang bị các phương pháp cơ bản để có thể đưa ra các giảipháp chung nhất cho việc giải quyết những biến động trong nền kinh tế của một quốc gia.

Kinh tế đối ngoại Việt Nam: Giúp cho sinh viên nắm vững quan điểm của Đảng về kinh tế đối ngoại, đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau của đất nước. Được trang bị những kiến thức về kinh tế đối ngoại sinh viên có khả năng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Lịch sử quan hệ quốc tế: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về quá trình vận động và phát triển của lịch sử quan hệ quốc tế, chủ yếu là quan hệ chính trị giữa các quốc gia từ sau cách mạng tư sản Anh (1640) đến cuối thế kỷ XX, cũng như những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của một số nước, chủ yếu là các nước lớn.

Lý luận quan hệ quốc tế: Cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm và phạm trù cơ bản về quan hệ quốc tế; trên cơ sở phân tích có so sánh và phê phán giúp sinh viên tiếp cận và nắm vững nội dung cốt lõi quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng ta cũng như các quan điểm khác về quan hệ quốc tế; qua đó hình thành tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.

Nhập môn quan hệ kinh tế quốc tế: Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế, giúp sinh viên thấy được vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế trong sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là mối liên hệ hữu cơ giữa kinh tế và chính trị trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cũng như xu thế toàn cầu hoá ngày càng diễn ra nhanh chóng.

Công pháp quốc tế

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức có hệ thống về những khái niệm, đặc điểm của chủ thể, nguồn gốc, bản chất, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; các vấn đề về dân cư, lãnh thổ, lãnh hải và biên giới quốc gia; Luật điều ước; Luật ngoại giao và Lãnh sự; Luật biển quốc tế và Tổ chức quốc tế; Luật môi trường; trách nhiệm quốc gia, luật lệ và tập quán quốc tế về chiến tranh.

Tư pháp quốc tế

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các hệ thống pháp luật dân sự cơ bản trên thế giới, qua đó sinh viên có thể nắm được các nguyên tắc chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Chính sách đối ngoại Việt Nam

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử kể từ năm 1945 đến nay; qua đó giúp sinh viên quán triệt và nắm vững các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ đối ngoại nói riêng, nhất là trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; giúp sinh viên tiếp cận và hiểu được nghệ thuật ngoại giao đặc sắc của Việt Nam, hình thành tư duy chính trị đối ngoại.

Báo chí và thông tin đối ngoại

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về báo chí như: giao tiếp trong truyền thông đại chúng, văn hoá đại chúng, thông điệp báo chí, chức năng của truyền thông đại chúng; giúp sinh viênnắm bắt được quy trình của thông tin báo chí, cách suy diễn và cách trích dẫn trong báo chí; cung cấp cho họ một số thao tác đọc báo và làm cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của thông tin đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

Đàm phán quốc tế

Chỉ ra cho sinh viên hiểu rõ mối quan hệ giữa giao tiếp và đàm phán, cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về đàm phán nói chung và đàm phán quốc tế nói riêng; làm cho sinh viên hiểu được đàm phán là một hoạt động tổng hợp, vừa mang tính khoa học, đồng thời lại là một nghệ thuật.

Ngoại ngữ chuyên ngành Quan hệ quốc tế (bao gồm cả hai cấp độ I và II).

Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải có đủ khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ làm việc phục vụ cho công tác đối ngoại (tiếp xúc, phân tích, tổng hợp, khai thác tư liệu...). Các kỹ năng cần phải đạt được: đọc và nắm bắt được chính xác nội dung các văn bản; thảo được các thông báo, báo cáo; nghe hiểu nội dung cơ bản của các cuộc hội đàm, thảo luận, gặp gỡ trao đổi với các đối tác nước ngoài; giao tiếp thông thạo bằng ngoại ngữ với các đối tác nước ngoài trong các tình huống đối thoại thông thường, thảo luận, hội thảo về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Học quan hệ quốc tế làm việc gì?

Em định thi vào ngành quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM). Học ngành này sẽ làm những công việc có liên quan đến lĩnh vực gì? Có liên quan tới báo chí hay truyền thông không? Chương trình chất lượng cao và đại trà khác nhau thế nào? Làm sao để học được chương trình chất lượng cao?

- TS Phạm Tấn Hạ (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXN&VN - ĐHQG TP.HCM): Sau khi tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế của trường, sinh viên có thể làm công tác đối ngoại cho các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, các tổ chức quốc tế, kinh doanh trong các công ty đa quốc gia, nhà nước, tư nhân, ngân hàng, PR, báo chí, truyền thông hoặc làm nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu...

Nếu được chọn vào học lớp chất lượng cao, em sẽ học tại cơ sở 1 (12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM). Tuy nhiên, để theo học lớp chất lượng cao, em phải đăng ký dự thi vào ngành quan hệ quốc tế và có nguyện vọng được theo học lớp này. Khi xét tuyển nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả thi cũng như năng lực của em để xem xét.

* Cho em hỏi về ngành quản trị kinh doanh chuyên ngành kinh doanh quốc tế. Ngành này cần người học có những khả năng gì về ngoại ngữ, cơ hội việc làm của ngành?

- ThS Hứa Minh Tuấn (phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing): Tại Trường ĐH Tài chính - marketing thì kinh doanh quốc tế là một ngành đào tạo chứ không phải là một chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh. Ngành này đào tạo cử nhân kinh doanh quốc tế nắm vững những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh doanh quốc tế, có khả năng thực hành các kiến thức, các kỹ năng, hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Biết tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại - tài chính - đầu tư, văn phòng các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh, các công ty nước ngoài, các ngân hàng... Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Từ khoá liên quan:  Ngành Quan hệ quốc tế, ngành Quan hệ Quốc tế học gì?, học ngành Quan hệ Quốc tế ở đâu?

Theo báo Tuổi Tre Online