>> Giáo dục, tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, học đường.

Bộ LĐ-TB&XH đang chuẩn bị các bước để triển khai đào tạo thí điểm 8 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN.

Đẩy mạnh đào tạo nghề trong năm 2014

Dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, doanh nghiệp và từng bước hội nhập quốc tế, hình thành cơ cấu nhân lực ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu người học, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao… là những mục tiêu trọng tâm được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đặt ra đối với công tác dạy nghề trong năm 2014.

Năm 2014, Bộ LĐ-TB&XH phấn đấu tuyển mới dạy nghề cho trên 1,7 triệu người (tăng 2% so với năm 2013). Bộ cũng đang chuẩn bị các bước để triển khai đào tạo thí điểm 8 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế theo Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020; tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 40 trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục-Đào tạo xây dựng khung trình độ nghề Quốc gia.

Ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Khung trình độ quốc gia hầu hết các nước trên thế giới đã làm vài thập kỷ nay. Còn chúng ta thì hiện nay Chính phủ giao cho Bộ Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng Khung trình độ quốc gia. Theo đó, Bộ Giáo dục -Đào tạo sẽ xây dựng khung ở các trình độ như tốt nghiệp đại học rồi thạc sỹ, tiến sỹ. Còn Bộ Bộ LĐ-TB&XH sẽ xây dựng ở các cấp trình độ nghề.

Dự kiến, Khung trình độ quốc gia sẽ có 8 bậc, trong đó 5 bậc đầu là về trình độ nghề; các bậc còn lại về trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Tuy nhiên, xây dựng Khu trình độ quốc gia cho từng ngành nghề, từng nghề và đầu ra như thế nào thì chúng ta sẽ phải triển khai và phải làm nhiều bước nữa

Theo VOV