>> Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo
Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình học văn hóa kết hợp với học nghề cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) sẽ được Bộ GD&ĐT dự kiến tổ chức tháng 3/2014.
Mở rộng chương trình học trong đào tạo nghề
Chuẩn bị cho hội thảo, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT báo cáo đánh giá quá trình thực hiện việc học văn hóa kết hợp với học nghề trong trung tâm GDTX; bao gồm: Chương trình học, thời gian học, các biện pháp quản lý, cách thức tổ chức dạy học, tính hiệu quả; đánh giá việc thực hiện chương trình, các chế độ chính sách và các biện pháp thu hút người học;
Mở rộng chương trình đào tạo nghề
Đánh giá hiệu quả, tính phù hợp của việc học văn hóa kết hợp với học nghề; tỷ lệ người học có việc làm sau khi học xong. Đồng thời, tóm tắt những ưu điểm và hạn chế, tồn tại khi thực hiện việc học văn hóa kết hợp với học nghề; bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công và hạn chế.
Báo cáo cũng nêu rõ kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đối với công tác tham mưu, quản lý chỉ đạo, xây dựng cơ chế chính sách, sự phối hợp giữa các đơn vị, ban, ngành, công tác thanh tra, kiểm tra trong thực hiện mô hình này.
VN xếp thứ 4 Đông Nam Á về khả năng Anh ngữ
Tổ chức Education First vừa công bố chỉ số đánh giá Anh ngữ (EFEPI) của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng đánh giá EFEPI còn bao gồm cả việc phân tích xu hướng phát triển sau sáu năm đầu tư cho việc học Anh ngữ.
Theo báo cáo này, chỉ số Anh ngữ của công dân trưởng thành Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể so với năm trước. Việt Nam đứng thứ 28 thế giới về khả năng thông thạo Anh ngữ năm 2013 so với vị trí 31 của năm 2012.
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ tư sau Malaysia, Singapore và Indonesia. Nhóm khu vực rất thông thạo tiếng Anh là châu Âu, trong đó dẫn đầu là Thụy Điển, kế đến là Na Uy và Phần Lan. Ở cấp độ thông thạo, đa số quốc gia nằm trong tốp này là châu Âu, có hai nước khu vực châu Á là Malaysia và Singapore.
Việt Nam nằm trong nhóm nước có cấp độ thông thạo ở mức trung bình với đa số các quốc gia châu Âu và châu Á.
Trong khi đó, ở cấp độ thấp và rất thấp có nhiều quốc gia lớn ở khu vực châu Âu như Ý, Pháp; châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và châu Mỹ như Brazil, Chile…
Bảng xếp hạng khả năng Anh ngữ này được dựa trên bài kiểm tra dành cho 75.000 người ở lứa tuổi trưởng thành tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2012.
Việc phân tích về phát triển khả năng Anh Ngữ trong 6 năm (2007-2013) đã sử dụng dữ liệu các bài kiểm tra tiếng Anh của hơn 5 triệu người.
Tổng hợp tuổi trẻ, GDTĐ