Mới đây, nhiều ý kiến về việc mở nhiều trường đại học, đặc biệt đại học tư thục là có vấn đề. Tại mở nhiều trường đại học tư thục sẽ bị "loãng" chất lượng sinh viên. Điều kiện thành lập trường đại học tư thục rất đơn giản, trong ĐH có nhiều trường ĐH thành viên.
 
 
 
Trường đại học tư thục hay Đại học dân lập là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theo quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng có giá trị tương đương như văn bằng công lập. Là trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước xin phép thành lập và tự đầu tư. 
 
Không giống những trường đại học công lập, đại học tư thục không nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước, nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh viên học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có xu hướng lớn hơn nhiều so với trường đại học công lập.
 
Mở nhiều đại học tư thục để phục vụ cho học sinh nên hay không?
 
Trường ĐH ngoài công lập có thể phát triển thành ĐH khi có ít nhất 5 lĩnh vực chuyên ngành và 2 ngành khoa học cơ bản đào tạo đến trình độ tiến sĩ. “Nếu không cẩn thận, trong tương lai sẽ có rất nhiều chứ không chỉ một số ĐH như hiện nay”, ông Toàn cảnh báo.
 
Ông Toàn cũng chia sẻ về việc đề xuất cơ cấu trường ĐH, đặc biệt là việc trong trường ĐH có trường (theo mô hình nước ngoài). “Tôi nghĩ là đúng nhưng trong bối cảnh hiện tại sẽ rất lúng túng. Vậy đứng đầu trường đó gọi là gì, trường có khác khoa không? Trường đó có bao gồm khoa không? Nếu không thì đây chỉ là “bình mới rượu cũ”, bắt chước nước ngoài nhưng không đúng thực chất, thực tế của VN hiện nay”, ông Toàn nói.
 
GS-TS Phạm Văn Lình đặt vấn đề có nên tồn tại ĐH vùng hay không. “Tôi làm việc tại ĐH vùng gần 20 năm nhưng đó chỉ là cấp trung gian, không có biên chế và chi phí chung cho ĐH. Vậy nếu từ khoa mà lên trường thì sẽ không dưới 100 biên chế tăng thêm. Điều này có phù hợp với cải cách hành chính hiện nay không? Hiện hoạt động các ĐH vùng rất khó khăn, đặc biệt là kinh phí. Có nên mở rộng hay không và mở rộng như thế nào, đầu tư trực tiếp kinh phí cho người học chứ không qua khâu trung gian”, ông Lình nói.
 
GS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, khẳng định: “Tôi không phủ nhận vai trò của các trường ĐH quốc gia. Tuy nhiên, nguy cơ quá nhiều ĐH, nếu thêm một cấp nữa thì mình sẽ không giống ai trên thế giới này”.
 
 
 
Theo Thanh niên - Kênh Tuyển Sinh