Tin liên quan:

>> Quy trình nghiêm ngặt khi mở trường đại học

>> Vì sao thí sinh miền Bắc chê ngành sư phạm?

>> Ai sẽ dám cho con mình thi ngành sư phạm

Giải bài toán dư thừa giáo viên

Theo thống kê, cả nước hiện có 144 trường đào tạo ngành sư phạm, 13 trường chuyên đào tạo ngành sư phạm. Dường như tỉnh nào cũng có trường đào tạo giáo viên từ bậc tiểu học đến bậc THCS. Có thể nói, nhiều năm nay, hàng trăm trường đào tạo giáo viên từ địa phương đến trung ương không ngừng mở rộng, phát triển về qui mô, số lượng và hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, từ xa). Chính vì thế, số lượng sinh viên ngành sư phạm, có chứng chỉ sư phạm tốt nghiệp ra trường, có nhu cầu làm việc trong ngành giáo dục ngày càng đông.

 

Lý giải tình trạng dư thừa nhân lực ngành sư phạm, Những ngành hot nhất, nganh su pham, nganh hot nhat, nganh de kiem viec lam nhat, bao giao duc, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, dai doan ket

 

Trong khi đó, nhiều địa phương, nhiều trường học bậc phổ thông đã vào tình trạng bão hòa và dư thừa giáo viên. Số sinh viên sư phạm ra trường dư thừa, không xin được chỗ dạy đang gia tăng đáng kể. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hiện nay cả nước dư thừa khoảng  30.000 giáo viên bậc THCS và THPT. Thành phố Hồ Chí Minh từng là địa phương có nhu cầu lớn về tuyển giáo viên vào các trường công lập trong thời gian dài, nhưng năm nay thành phố này cũng đã dư thừa, không bố trí được 1.400 cử nhân ngành sư phạm. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên cho biết, năm nay toàn tỉnh số giáo viên ra trường phải ở nhà chơi không lên đến 3.000 người. Các tỉnh như Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…cũng trong tình trạng dôi thừa khá lớn giáo viên. Tình trạng dư thừa giáo viên đang trở thành bài toán nan giải, đau đầu đối với các nhà quản lý giáo dục ở nhiều địa phương.

Gây tốn kem cho xã hội

Đào tạo ra tốn kém nhiều của gia đình và Nhà nước mà không được sử dụng đúng mục đích, thì lãng phí nguồn nhân lực vô cùng. Tôi từng gặp và tiếp xúc với nhiều em sinh viên học hành rất bài bản ra trường đã nhiều năm mà không tìm được chỗ dạy. Các em hầu hết là con em lao động vùng thôn quê nghèo khó. Các em thật tội nghiệp, năm nào cũng nộp hồ sơ xin việc lên phòng giáo dục, sở giáo dục, với hy vọng được xét tuyển nhưng ba năm qua có được đâu, khi lên lần nào họ cũng nói đã hết chỉ tiêu rồi. Cơ hội của các em để có chỗ dạy ở quê nhà càng thu hẹp, nhỏ dần, khi mỗi năm số lượng sinh viên ra trường càng đông, khi qui mô, số lượng trường lớp, học sinh ở nhiều nơi đã đi vào ổn định, có xu hướng ít dần học sinh do thực hiện kế hoạch gia đình nhiều năm nay. Bây giờ, xin được chỗ dạy, nơi gần nhà, có điều kiện không hề dễ dàng gì. Không thuộc diện "con ông cháu cha” thì phải có tiền và biết chỗ để lo lọt, chạy chọt. Có nơi phải tốn cả trăm vé (trăm triệu đồng) mới được nhận vào dạy. Ngành giáo dục của ta cũng như nhiều ngành nghề khác của Nhà nước, dường như có vào mà không có ra, nghĩa là không cạnh tranh, không có sa thải, cho dù người đó làm không được, dạy không xong. Trường học lâu nay là một qui trình khép kín, nên những sinh viên có khả lực, giỏi giang ít có cơ hội để có chỗ dạy...

Nhiều trường phổ thông hiện nay, số giáo viên dạy không đủ tiết chuẩn khá nhiều, phải điều động làm những việc không đúng chuyên môn. Theo qui định, mỗi tuần giáo viên THCS và THPT phải giảng dạy và kiêm nhiệm  17-19 tiết. Nhưng thực tế hiện nay, hầu hết giáo viên trường đồng bằng, thành phố từ Nam chí Bắc, không đạt chuẩn này, thậm chí có trường, có giáo viên chỉ dạy  5 đến 7 tiết/ tuần mà thôi.

Trường sư phạm mọc như nấm

Trong khi đó, tỉnh nào cũng có trường trung cấp sư phạm ( đào tạo giáo viên cấp tiểu học), trường cao đẳng sư phạm ( đào tạo giáo viện bậc THCS) và ở mỗi khu vực có đến mấy trường đại học sư phạm, những trường tổng hợp lâu nay cũng đào tạo luôn giáo viên bậc THPT, với nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Chỉ tiêu tuyển sinh năm sau của các trường sư phạm thường bằng hoăc cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh năm trước. Dường như việc đào tạo giáo sinh của các trường sư phạm diễn ra độc lập, ít hoặc không có mối liên hệ gì đến nhu cầu thực tế đang cần ở cơ sở giáo dục. Nhu cầu cần giáo viên ở trường lớp càng mỗi năm ít dần, trong lúc đó số lượng giáo sinh tốt nghiệp, ra trường lại không giảm theo tỉ lệ tương ứng.

Kết...

Nhà nước, Ngành giáo dục, cấp quản lí lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thầy cô yên tâm với nghề dạy học, một nghề mà bấy lâu nay được xã hội chúng ta tôn vinh là” nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”, được cống hiến thật nhiều cho nghề nghiệp mình đã chọn. Trong bối cảnh, nhiều địa phương dôi thừa giáo viên như hiện nay, thì phải có hàng loạt chính sách linh động, hợp lí. Đó là cho số giáo viên nghỉ hưu trước tuổi, thay vào đó là thế hệ giáo sinh trẻ đang thất nghiệp, chờ việc ở nhà. Nếu cần thiết giãn số lớp ra, thay vì 45 em trên một lớp thì nay mỗi lớp chỉ cần 30-35 em là được, ít học sinh càng dễ dạy, chất lượng tốt hơn. Biện pháp khác là giảm số tiết chuẩn của giáo viên xuống, từ 17 tiết xuống còn 14, từ 19 tiết xuống còn 16 tiết, sẽ góp phần giải quyết được lượng dư thừa đồng thời giáo viên có thời gian đầu tư cho chất lượng dạy nhiều hơn. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường sư phạm nên ở mức vừa phải, bám sát vào nhu cầu thực tế theo từng giai đoạn, không ham dàn trải trên từng tỉnh thành mà gom một số trường sư phạm lại, để đầu tư, đào tạo tốt hơn.

 

Xem thêm: Dư thừa nhân lực những ngành hot

 


Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Daidoanket