Hiện nay khi số lượng giáo viên đang thiếu hụt trầm trọng thì câu hỏi đặt ra mức lương của giáo viên các cấp như thế nào? Và bất ngờ trước mức lương 3 triệu/tháng của giáo viên mầm non.

Năm học mới, học sinh THCS tại TP.HCM sẽ được miễn học phí?

Năm học mới, học sinh THCS tại TP.HCM sẽ được miễn học phí?

Sau khi tiếp nhận Công văn 2903 của Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về đề xuất lộ trình học phí và chính sách miễn học phí đối với học sinh THCS, UBND TP.HCM đã có...

1. Làm đủ mọi nghề

Từ ngày dịch COVID-19 bùng phát, trường mầm non tạm đóng cửa, chị Trần Thị Hoa (SN 1997) - giáo viên mầm non quận Hà Đông - phải nghỉ ở nhà, nhận làm thêm công việc bán đồ ăn vặt online. Nếu như trước kia, mỗi ngày, chị Hoa đều chia sẻ hình ảnh lớp học lên mạng xã hội, thì giờ đây, trang Facebook cá nhân của chị đang tràn ngập thông tin bán đồ ăn sẵn, nhận ship hàng 24/24.

Chị Trần Thị Hoa chia sẻ: "Trường học đóng cửa triền miên. Mức lương giáo viên mới đi làm chưa được nổi 5 triệu đồng/tháng nên nhiều chị em buộc phải tìm cách xoay xở. Người thì tranh thủ đi buôn, bán rau, bán hoa quả, đồ ăn vặt online... Do không có nhiều vốn liếng nên khi khách đặt mặt hàng nào thì tôi sẽ phải báo lại với tổng kho. Nếu đơn hàng thành công thì những cộng tác viên như tôi sẽ được nhận % hoa hồng từ 20.000 - 30.000 đồng/sản phẩm".

Cũng rơi vào hoàn cảnh “cực chẳng đã", chị Lê Thị Xuân - giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, Hà Nội - cũng đang phải rẽ ngang, rẽ dọc, nhận làm mi giả tại nhà để mưu sinh. Từ ngày trường học đóng cửa, với mức lương giáo viên ít ỏi, chị Xuân đã phải tìm mọi cách để thắt chặt chi tiêu, duy trì cuộc sống.

Theo chị Xuân, với mức lương chỉ có 3 - 4 triệu đồng/tháng, nếu như giáo viên mới vào nghề, chưa lập gia đình như chị thì vẫn đủ mức chi tiêu cơ bản nếu biết tiết kiệm. Còn đối với nhiều chị em giáo viên tại trường, đang nuôi con nhỏ thì đây là một áp lực tài chính rất lớn, không biết phải dựa vào đâu để sống?

Lương của giáo viên mầm non khi mới ra trường - Ảnh 1

Lương của giáo viên mầm non khi mới ra trường

2. Cần có giải pháp hỗ trợ giáo viên

Thực tế, có không ít chủ trường, đặc biệt là giáo viên mầm non cũng đang gặp khó khăn về tài chính trong dịch COVID-19. Đóng cửa trường học triền miên, nhiều giáo viên buộc phải xoay xở, làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Đa số những giáo viên mầm non khi được hỏi, họ đều mong dịch bệnh nhanh chóng qua đi để có thể quay trở lại trường, ổn định công việc trong thời gian sớm nhất.

Mới đây, tại phiên giải trình do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri ngành Giáo dục đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề chính sách đãi ngộ, lương nhà giáo. Số liệu thống kê, hiện có khoảng 50% giáo viên trên cả nước chỉ nhận được mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng, những giáo viên có thâm niên cũng chỉ nhận 9 - 10 triệu đồng/tháng. Giáo viên trẻ mới ra trường, đặc biệt là giáo viên mầm non lương chỉ có khoảng 3 triệu đồng/tháng.

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Xét trên mặt bằng chung, lương viên chức ngành Giáo dục đã ở mức cao hơn. Nhưng xét về đặc thù nghề nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục là quốc sách hàng đầu thì mức lương này vẫn còn nhiều bất cập. Không chỉ riêng ngành Giáo dục mà nhiều ngành khác cũng đang gặp bất cập về chế độ tiền lương.

3. Lấy học phí để bù đắp lương cho giáo viên: Nên hay không?

Đại biểu Nguyễn Minh Ánh đặt vấn đề: Hiện có khoảng 50% giáo viên trên cả nước chỉ nhận được mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Những giáo viên có thâm niên cũng chỉ nhận 9-10 triệu đồng/tháng, còn giáo viên trẻ mới ra trường, lương 3 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy, liệu có thể duy trì động lực để giáo viên gắn bó với nghề?

Bà Ánh nhắc lại quan điểm "Lương giáo viên cần xếp cao nhất trong thang bảng lương" nhưng hiện tại những thay đổi sắp tới sẽ khiến giáo viên không còn các phụ cấp như đã được hưởng, điều giáo viên cả nước mong đợi là khi nào lộ trình cải tiến tiền lương cho giáo viên được thực hiện?

Đại biểu Thái Thị Thu Sương lại dẫn chứng tình trạng phổ biến hiện nay giáo viên mầm non phải làm việc từ 10-12 tiếng/ngày. Họ phải đến rất sớm để đón trẻ và về rất muộn sau khi hoàn tất nhiều công việc. So với quy định về giờ lao động nói chung, giáo viên mầm non đã phải làm tăng giờ thường xuyên, nhưng lương thì thấp. Vậy phải có chính sách gì để hỗ trợ?

Trao đổi trực tiếp vào câu hỏi của các đại biểu, bà Phạm Thị Thanh Trà - bộ trưởng Bộ Nội vụ -cho biết những khó khăn khách quan khiến nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách chính sách tiền lương chưa được thực thi, nhưng để giải quyết khó khăn trước mắt, hai bộ cần có phối hợp chặt chẽ để tính toán điều chỉnh mức phụ cấp đối với giáo viên.

"Trong tình huống có nhiều khó khăn thì nên chọn một đối tượng ưu tiên trước là giáo viên mầm non để điều chỉnh phụ cấp. Nhưng cần tính toán để khi triển khai nghị quyết 27 không bị sai lệch nhiều, cả về mức trần và các phụ cấp theo lương" - bà Trà nói.

Theo bà Trà, mặt bằng lương viên chức không cao, đây là tình trạng chung, nhưng giáo viên là đối tượng lao động trí óc, liên quan tới giáo dục con người nên phải xem xét ở khía cạnh lao động đặc thù.

Bà Trà gợi ý hướng đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa, cụ thể là tạo điều kiện để chuyển các cơ sở công lập sang ngoài công lập, tự chủ tài chính, giảm bớt số người hưởng lương từ ngân sách.

Cùng với đó, khi triển khai nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí, những khu vực kinh tế phát triển thuận lợi có thể nâng mức thu 2-5 lần, phù hợp với mức tăng của giá cả thị trường, trích nguồn thu từ đó để bù đắp một phần khó khăn về lương.

Về ý kiến bà Trà, đại biểu Lê Thu Nguyệt cho rằng đối với bậc mầm non, tiểu học không hợp lý khi thúc đẩy xã hội hóa vì đây là đối tượng phổ cập giáo dục cần Nhà nước đầu tư. Bà Nguyệt cũng cho rằng không thể tăng học phí để bù đắp lương cho giáo viên.

Trao đổi lại về ý kiến này, bà Phạm Thị Thanh Trà cho rằng bên cạnh giải pháp căn cơ, cần những giải pháp trước mắt và hoàn toàn có thể thực hiện việc lấy phần tăng thêm ở nguồn học phí để hỗ trợ cho giáo viên trong nhóm đối tượng cần được ưu tiên.

Bà Trà đề nghị sắp tới Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - đào tạo cần ngồi với nhau để đánh giá tổng thể việc thực hiện chính sách với nhà giáo, từ mầm non đến phổ thông, để thấy rõ những mặt hạn chế, bất cập làm cơ sở để triển khai chính sách mới, vì tới đây việc đổi mới trả lương theo vị trí công việc là thay đổi quan trọng. Trong đó, cần xem xét tính toán có điều chỉnh, bổ sung chế độ hỗ trợ cho nhóm đặc thù là mầm non.

4. Thiếu 94.000 giáo viên nhưng sẽ phải giảm 45.000 biên chế

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục - đào tạo, hiện đang tồn tại tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số môn học, cấp học, địa phương. Theo đó, căn cứ quy định về định mức số giáo viên/lớp, số lượng giáo viên của các cấp học, ngành giáo dục đang thừa 10.178 giáo viên, nhưng lại thiếu đến 94.714 giáo viên, từ mầm non đến THPT.

Lý do thừa, thiếu giáo viên được Bộ Giáo dục - đào tạo phân tích từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân liên quan tới tăng dân số cơ học, tình trạng di dân và cả yêu cầu mới đối với giáo dục các cấp.

Về điều này, bà Phạm Thị Thanh Trà đề nghị Bộ Giáo dục - đào tạo cần hoàn thiện xây dựng chiến lược tổng thể phát triển giáo dục mầm non, phổ thông theo tinh thần nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ đó, mới có thể hình dung về nhu cầu nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên để có lộ trình.

Đồng thời, vẫn phải rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường học theo tinh thần nghị quyết 19 của trung ương: Xóa điểm trường lẻ, thiết lập mô hình trường liên cấp để giảm biên chế sự nghiệp.

"Mặc dù con số thiếu giáo viên trên 94.000, nhưng Bộ Nội vụ chỉ duyệt trên 65.000, trước mắt sẽ bổ sung trên 27.000 biên chế giáo viên. Tuy nhiên sẽ phải giảm 45.000 người hưởng lương ngân sách trong ngành giáo dục. Đó là hai mặt của vấn đề cần phải giải quyết" - bà Trà cho biết.

Theo bà Trà, việc thực hiện nghị định 19 NQ/TW cũng không cào bằng cơ học, nơi khó khăn thì tỉ lệ giảm ít, nhưng có nơi chủ động giảm 20%, có bộ ngành yêu cầu giảm 50% vì tự chủ tốt.

> Một loạt tỉnh, thành công bố lịch tựu trường năm học mới

> 135 học sinh bị trả hồ sơ dù đã nhập học hai tuần

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp