Trong học giao tiếp Tiếng Anh, bạn nên nắm một số cấu trúc khen ngợi chẳng hạn như khen về trang phục, nghề nghiệp hoặc khuyến khích ai làm việc gì đó.
Bạn đánh giá cao một điều gì đó
1. Your skirt is so pretty (Váy của bạn đẹp quá)
Nếu thích những gì ai đó đang mặc, hãy nói với họ điều này. Cho dù đó là váy, mũ, áo sơ mi, giày, áo khoác, hoa tai hay sơn móng tay của họ, lời khen của bạn sẽ được đánh giá cao.
Ngoài sử dụng từ "pretty", bạn có thể dùng một số tính từ khác như "handsome" (đẹp trai), "chic" (sang trọng), "beautiful" (xinh đẹp), "lovely" (đáng yêu), "cute" (dễ thương).
2. You look great today (Hôm nay bạn trông thật tuyệt)
Mọi người đều cảm thấy tốt hơn khi biết rằng họ trông thật đẹp. Ở câu trên, bạn có thể thay thế "great" bằng các từ như "good" (tuyệt), "beautiful" (đẹp), "cute" (dễ thương), "handsome" (đẹp trai) hay "amazing" (tuyệt vời).
3. You’re a fantastic cook (Bạn là một đầu bếp tuyệt vời)
Cấu trúc câu You're a(n) + Adjective (tính từ) + Type of person (kiểu người, nghề nghiệp) được dùng để khen ngợi bất kỳ ai.
Từ "cook" trong câu mẫu có thể được thay thế bằng "teacher" (giáo viên), "friend" (người bạn), "writer" (nhà văn), "singer" (ca sĩ), "listener" (người nghe).
Với từ "fantastic", bạn cũng có thể thay thế bằng "superb" (tuyệt vời), "talented" (tài năng) hay "excellent" (xuất sắc).
Nếu tính từ bạn dùng bắt đầu bằng một nguyên âm, đừng quên sử dụng "an" thay vì "a". Ví dụ: "You're an amazing mother" (Bạn là một người mẹ tuyệt vời).
Bỏ túi những cấu trúc khen ngợi trong tiếng Anh là điều rất cần thiết
4. I like your new haircut (Tôi thích kiểu tóc mới của bạn)
Khi nhận thấy điều gì đó khác lạ về ai đó, bạn nên nói một lời khen ngợi để họ cảm thấy bản thân đã lựa chọn tốt. Không chỉ là kiểu tóc mới, đó có thể là xe hơi, đôi giày hay ốp điện thoại mới.
Bạn có thể nhấn mạnh lời khen bằng cách thêm "really" trước "like". Ví dụ: "I really like your new belt" (Tôi thực sự thích thắt lưng mới của bạn).
5. You have the best style (Bạn có phong cách tốt nhất)
Đây là lời khen ngợi khác về ngoại hình. Cụm từ này có thể được sử dụng để khen một số thứ khác ngoài "style", chẳng hạn "ideas" (ý tưởng), "books" (sách), "dog" (chú chó).
Bạn cũng có thể sử dụng các so sánh khác thay thế cho "the best" để đưa ra nhiều lời khen, chẳng hạn "the coolest" (tuyệt nhất), "the most creative" (sáng tạo nhất), "the brightest" (sáng nhất), "the prettiest" (đẹp nhất).
Ví dụ: You have the best voice. I love hearing you sing! (Bạn có giọng hát hay nhất. Tôi thích nghe bạn hát).
Cổ vũ, khích lệ
6. You can do it! (Bạn có thể làm được)
Cụm từ này làm cho ai đó cảm thấy tự tin và quyết tâm. Nó cho họ biết rằng có thể làm được điều gì đó, thường được dùng khi ai đó nghi ngờ về khả năng.
Ví dụ:
A: This engineering exam is going to be really hard. (Kỳ thi kỹ sư này sẽ thật sự khó khăn).
B: You can do it! (Bạn có thể làm được).
Ngoài "you", bạn có thể dùng "we". "We can do it" đã được sử dụng trong một áp phích thời chiến nổi tiếng của Mỹ vào năm 1943. Slogan chiến dịch tranh cử năm 2008 của cựu Tổng thống Mỹ Obama để là "Yes we can", có nghĩa gần giống với "We can do it".
Để khuyến khích bản thân, hãy nói "I can do it" thay vì "You" hay "We".
7. Don’t give up! (Đừng bỏ cuộc)
Đôi khi, thay vì nói ai đó phải làm gì, sẽ hữu ích hơn nếu nói với họ những gì không nên làm. Do đó, nhiều cụm từ khuyến khích bắt đầu bằng "Don't", chẳng hạn "Don't stop" (Đừng dừng lại) hoặc "Don't lose hope" (Đừng mất hy vọng), "Don't stop believing" (Đừng mất niềm tin).
Với "Don't give up", bạn nên sử dụng để làm người khác vui khi họ đang hướng tới một điều gì đó quan trọng.
Ví dụ:
A: I can’t remember the next line! Ah, I don’t know if I can memorize this poem by the end of the week. (Tôi không thể nhớ dòng tiếp theo. Không biết cuối tuần tôi có học thuộc được bài thơ này không).
B: Don’t give up! (Đừng bỏ cuộc).
8. You’re almost there! (Bạn sắp hoàn thành rồi)
Đây là cụm từ động viên tuyệt vời để giúp ai đó hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu. Nếu ai đó đã gần hoàn thành, tại sao lại không làm nốt?
Trong cụm từ này, "there" thường không có nghĩa là một địa điểm thực tế. Thay vào đó, nó thường chỉ trạng thái đã hoàn thành hoặc đã xong.
Ví dụ:
A: I’ve been writing this paper for two months. All I have left is the conclusion, but I don’t want to work on it! (Tôi đã viết bài báo này trong hai tháng. Tất cả những gì tôi còn lại là kết luận, nhưng tôi không muốn làm nó).
B: You’re almost there! (Bạn sắp hoàn hoàn thành rồi).
9. You’ve made it this far (Bạn đã tiến xa đến mức này)
Động từ "make" thường được sử dụng khi bạn đang tạo ra một thứ gì đó. Nó cũng dùng để mô tả thành công trong việc trở nên nổi tiếng. Trong trường hợp đó, "She made it" có thể có nghĩa là "Giờ cô ấy đã nổi tiếng".
Nhưng "You’ve made it this far" lại mang nghĩa là bạn đã làm được điều gì đó rất nhiều rồi. Cụm từ này chỉ ra mức độ tiến bộ mà ai đó đã đạt được.
Ví dụ:
A: Do you think I’ll ever sell 100 copies of my e-book? (Bạn có nghĩ tôi sẽ bán được 100 bản sách điện tử của mình không)?
B: Of course you will - you’ve made it this far! You only have 60 more to sell. (Tất nhiên là bạn sẽ làm được rồi. Bạn đã tiến xa đến mức này. Bạn chỉ còn 60 bản nữa để bán thôi).
10. Keep it up! (Tiếp tục phát huy)
Một ý nghĩa của cụm động từ "to keep up" là ở cùng một mức độ hoặc tốc độ với thứ gì đó. Ví dụ, nếu bạn có thể theo kịp các bài tập trên lớp, điều đó có nghĩa là bạn có thể duy trì lịch trình và hoàn thành tất cả bài tập của mình đúng thời hạn.
Nhưng cụm từ "keep it up" có ý nghĩa riêng biệt. Nó mang nghĩa là tiếp tục làm tốt, tiếp tục phát huy. Vì vậy, nó được sử dụng khi ai đó đã hoàn thành tốt công việc và bạn muốn họ tiếp tục làm việc chăm chỉ, hiệu quả như vậy.
Ví dụ:
This piano piece sounds excellent; you must have practiced a lot. Keep it up! (Bản nhạc piano này nghe rất hay; chắc hẳn bạn đã luyện tập rất nhiều. Tiếp tục phát huy nhé).
> Tổng hợp bộ từ vựng Tiếng Anh chủ đề Bóng Đá
> 8 thành ngữ Tiếng Anh phổ biến nhất về tuổi
Theo VnExpress