>> Giáo dục, đào tạo, thông tin tuyển sinh, học đường

Nhiều ý kiến cho rằng, khi thiết kế chương trình SGK mới cần có những ưu tiên cho những môn học mà học sinh của chúng ta đang có khiếm khuyết.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thảo luận và nhất trí ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vấn đề sách và hệ thống môn học sẽ có thay đổi thế nào sau năm 2015 được bàn thảo cặn kẽ để đảm bảo cho vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đạt được mục tiêu đề ra.

Xem xét vấn đề ưu tiên môn học

Mục tiêu của chương trình giáo dục mới là giáo dục con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân, thời gian tới, giáo dục phổ thông sẽ được cấu trúc thành hai giai đoạn cơ bản. Giai đoạn tiểu học và THCS (9 năm) sẽ trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng tối thiểu, nền tảng, cơ bản nhất để học xong có thể đi học tiếp hoặc đi làm. Giai đoạn này không yêu cầu kiến thức cao, sâu nhưng phải toàn diện cơ bản để hình thành nhân cách, phẩm chất và kỹ năng cho học sinh.

chương trình sách giáo khoa sau năm 2015

Chương trình giáo dục đổi mới sau năm 2015

Ban soạn thảo Đề án đổi mới căn bản toàn diện chương trình, SGK sau năm 2015  có dự kiến: Tiểu học lớp 1 và 2 sẽ có các môn bắt buộc tiếng Viêt, Toán, Tìm hiểu tự nhiên và xã hội tích hợp môn đạo đức và các hoạt động giáo dục: Thể dục, âm nhạc, mỹ thuật (tích hợp môn thủ công), tập thể. Lớp 3 sẽ có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm 5 môn học: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, Tìm hiểu tự nhiên và xã hội; 4 hoạt động giáo dục: Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật  (thích hợp thủ công), Tập thể… Lớp 4 và lớp 5 vẫn giữ các môn như lớp 3, tuy nhiên môn Tìm hiểu tự nhiên và xã hội sẽ được tách ra làm hai môn riêng là Tìm hiểu tự nhiên (gồm các chủ đề về vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất), Tìm hiểu xã hội (gồm các chủ đề về lịch sử, địa lý, giáo dục sức khỏe, kinh tế gia đình). Số môn học bắt buộc ở các khối lớp này vì thế sẽ tăng một môn so với lớp 3, lên 6 môn.

Bậc THCS có 7 môn và 4 hoạt động giáo dục bắt buộc.

Giai đoạn hai là bậc THPT, có nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện hơn nhân cách người công dân và quan trọng là phân hóa để phát huy tiềm năng của mỗi người. Lớp 10 trong chương trình giáo dục mới sẽ là một lớp đặc biệt, lớp “bản lề” và sẽ học bắt buộc 11 môn và 4 hoạt động giáo dục.

>>Giáo dục sau năm 2015: Giảm môn học THCS, phân hóa mạnh THPT

Lớp 11 và 12 sẽ rút lại chỉ còn 3 môn bắt buộc là: Văn, Toán, Ngoại ngữ và các hoạt động giáo dục như lớp 10. Các môn học tự chọn sẽ tự chọn bắt buộc 3 môn trong các môn: Vậy lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Giáo dục công dân, Công nghệ, Xã hội học. Học sinh tự chọn tùy ý một số chuyên đề mở rộng hoặc chuyên sâu thuộc một trong các nội dung học.

Nhiều ý kiến cho rằng, khi thiết kế chương trình SGK mới cần có những ưu tiên cho những môn học mà học sinh của chúng ta đang có khiếm khuyết.

TS Hồ Cẩm Hà, ĐH SP Hà Nội nói: Phải lưu ý ưu tiên lĩnh vực nào, môn học nào trong thiết kế. Ví dụ như ưu tiên Ngoại ngữ, Lịch sử và CNTT. Vai trò của CNTT đối với nước ta trong phát triển hội nhập là rất quan trọng, các nước khác đều coi đây là môn học quan trọng.

Có nên quá chú trọng chương trình theo hướng tích hợp?

Về nội dung giáo dục sẽ theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, tăng thực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn, chú trọng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, kĩ năng sống, pháp luật, thể chất, quốc phòng và hướng nghiệp.

Tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên, giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn. Khắc phục tình trạng chương trình bị cắt khúc, thiếu thống nhất giữa các cấp học.

Riêng đối với người học sẽ đổi từ cách học chủ yếu là lắng nghe và ghi chép sang suy nghĩ và phản hồi tích cực với bạn, với thầy.

>>>Tích hợp môn học, làm bộ sách giáo khoa chuẩn

Mục tiêu của chương trình đổi mới sẽ giúp học sinh có kĩ năng “giảng ít, học nhiều” và việc thiết kế nội dung các môn học cũng sẽ đổi mới tương ứng. Theo đó, nội dung các môn học sẽ được xây dựng xuyên suốt từ Tiểu học đến THPT, đảm bảo tính thống nhất, hệ thống và liên thông giữa các cấp học, môn học. Các môn học sẽ không nhất thiết phải có mặt ở tất cả mọi lớp.

Theo bà Phan Thị Luyến, Viện KHGD Việt Nam thì: Chủ trương dạy ít môn là tốt, nhất là theo định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, với thực lực cơ sở vật chất hiện nay. Nên có thử nghiệm nhất định đối với môn học ở khối THPT. Chủ trương này giống như một bài toán rất đẹp, phương án rất hay nhưng tính khả thi khó đảm bảo vì còn phải cân nhắc đến yếu tố giáo viên và cơ sở vật chất hiện có.

Ý kiến từ các chuyên gia giáo dục khác cũng cho rằng, dự kiến chương trình SGK và hệ thống môn học lần này có bước tiến lớn so lần trước, đưa ra một số tư tưởng định hướng, hoạt động giáo dục. Tiếp cận nhiều hướng xây dựng chương trình ở thế giới. Tuy nhiên, chương trình cũng quá nhấn mạnh đến tích hợp. Ở cấp dưới thì tích hợp môn học, cấp trên lại theo hướng phân hóa như vậy, chương trình có đi liền với nhau không?

Về vấn đề tích hợp này, đại diện ban soạn thảo Đề án đổi mới SGK sau năm 2015 cho rằng: Chưa thể tích hợp theo nghĩa đúng, tạm gọi là giai đoạn giao thời. Chúng ta xây dựng môn học theo tính chất hàn lâm sang xây dựng môn học đan xen nhau. Xác định một số chủ đề có lợi ích cho phát triển năng lực sản xuất, có mối liên hệ giữa các vấn đề ấy. Quan trọng nhất trong bộ sách và hệ thống môn học mới sẽ là tập trung vào đổi mới phương pháp, đánh giá, phương pháp giảng dạy. Đột phá vào khâu đánh giá, bớt khâu nặng nề, giải phóng việc quá “nặng” đối với học sinh.

Theo tác giả Phan Thùy, pháp luật xã hội