Nguyên nhân khiến SGK Tiếng Việt lớp 1 có nhiều sai sót là do những bất cập trong quy trình thẩm định SGK, trong đó đáng nói nhất là khâu thực nghiệm.

Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1

Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1

Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm TP.HCM vừa công bố tài liệu Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý.

 Không thể chỉ thực nghiệm 1 lần đối với sách giáo khoa

Học sinh lớp 1/3 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP.HCM đang học môn tiếng Việt theo sách giáo khoa mới.

Theo thông tư 33/2017/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 22-12-2017, quy trình biên soạn và thẩm định SGK bao gồm 5 bước như sau:

1. Tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký và nộp bản thảo SGK đến nhà xuất bản (NXB) đáp ứng điều kiện theo quy định.

2. NXB tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK, phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn SGK tổ chức thực nghiệm SGK.

3. Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định bản mẫu SGK.

4. NXB có SGK được thẩm định phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn SGK hoàn thiện bản mẫu SGK sau thẩm định.

5. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng SGK.

Nên thực nghiệm tối thiểu 3 lần 

Nhìn vào quy trình trên, chúng ta có thể thấy rõ bộ chỉ quy định một lần dạy thực nghiệm SGK và theo chúng tôi, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những sai sót không đáng có của SGK mới.

Quả vậy, cần phải xem SGK như là một công trình khoa học cấp quốc gia bởi tính chất cực kỳ quan trọng của nó, do đó nếu chỉ thực nghiệm một lần duy nhất thì rất khó để đánh giá chất lượng cũng như phát hiện những sai sót không đáng có.

Vì vậy, theo chúng tôi, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể có cho những bộ SGK mới trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cần phải sửa lại quy trình biên soạn và thẩm định SGK theo hướng buộc các tác giả và các NXB phải tăng số lần thực nghiệm bản mẫu SGK mới lên ít nhất là 3 lần.

Bên cạnh việc tăng số lần dạy thực nghiệm, bộ cũng cần quy định chi tiết về việc thực nghiệm sao cho đảm bảo tính khoa học.

Cụ thể là cần quy định việc dạy thực nghiệm phải trên một cỡ mẫu đủ lớn, tức phải từ vài trăm đến vài ngàn học sinh.

Đồng thời, việc dạy thực nghiệm phải được thực hiện trên nhiều loại trường bao gồm các trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, trường có điều kiện cơ sở vật chất kém, trường ở vùng đô thị và trường ở vùng nông thôn, miền núi.

Công khai bản mẫu để lấy ý kiến

Bên cạnh việc tăng số lần thực nghiệm và quy định chi tiết về phương pháp thực nghiệm như vừa nêu trên, bộ cũng cần quy định là sau khi thực nghiệm xong và chỉnh sửa bản mẫu SGK, các NXB và các tác giả biên soạn cần phải tổ chức những cuộc hội thảo khoa học với các viện nghiên cứu có liên quan, chẳng hạn như Viện Toán học với SGK toán, Viện Ngôn ngữ học với SGK tiếng Việt...

Sau khi đã tổ chức các hội thảo xong và chỉnh sửa bản mẫu SGK, các NXB, các tác giả cần công khai bản mẫu cho xã hội góp ý giống như Đảng đang làm với các dự thảo văn kiện của Đảng.

Chúng tôi cho rằng chỉ khi nào SGK mới được biên soạn và thẩm định một cách nghiêm túc và chặt chẽ như trên thì mới có thể hạn chế được những sai sót và phù hợp với đa số học sinh, xứng đáng là tài liệu để giáo dục con người.

Thực nghiệm ở cả 3 miền

Việc dạy thực nghiệm cũng cần phải đảm bảo cơ cấu vùng miền, tức phải dạy thực nghiệm trên học sinh ở cả ba vùng miền Bắc, Trung, Nam để xem việc tiếp nhận của các em có sự khác biệt nào hay không.

 

Phương án chỉnh sửa SGK tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều

NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM vừa công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu SGK tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý.

Tài liệu được đăng tải trên trang web của bộ SGK Cánh Diều lớp 1, gồm 12 trang với 2 nội dung chính: Phần I. Giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp; Phần II. Hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài.

Cụ thể, tài liệu điều chỉnh đưa ra 11 bài đọc bổ sung cho 11 bài bị cho là không phù hợp, được Bộ GD-ĐT yêu cầu chỉnh sửa bổ sung cùng nhiều điều chỉnh liên quan đến từ ngữ trong các bài học.

Như vậy, hầu hết những phần ngữ liệu gây bức xúc trong dư luận thời gian qua đều đã được NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM bổ sung ngữ liệu mới.

Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, thay thế. Ví dụ từ "cuỗm" được thay bằng từ "tha" trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép". Các từ "thở hí hóp", "bê be be"... được loại bỏ.

Được biết, tài liệu trên đưa lên mạng để xin ý kiến giáo viên sử dụng SGK, các nhà khoa học và xã hội từ nay đến ngày 20-11-2020.

Theo kế hoạch, hội đồng thẩm định sẽ thẩm định tài liệu trên vào ngày 21-11 sau khi nhận các góp ý. Dự kiến trước ngày 30-11, NXB sẽ hoàn thiện tài liệu và gửi về các trường tiểu học cho học sinh miễn phí. (HOÀNG HƯƠNG)

Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Theo luật quy định, trong quá trình học sinh sử dụng, sách giáo khoa mới vẫn được tiến hành thẩm định và chỉnh sửa. Quy trình tương tự như khi biên soạn sách giáo khoa.

Theo Tuổi trẻ