Sự kiện: Giáo dục, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, diem thi tot nghiep


PGS Văn Như Cương cho biết cái lí trong văn bản của Bộ GD&ĐT ban hành gửi các tỉnh là không ổn. Rõ ràng báo chí có chức năng của báo chí, thấy có sai sót, tiêu cực thì phải phản ánh và chịu trách nhiệm về sự đúng sai của mình...

Xung quanh câu chuyện Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 2998/2013 về chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Trong đó quy định báo chí phải trao đổi với cơ quan chức năng trước khi đăng thông tin liên quan đến tiêu cực trong thi cử. Quy định này ngay lập tức vấp phải phản ứng của dư luận.

Không ổn...

PGS Văn Như Cương khi nghe thông tin về văn bản này ông đã thấy ngay sự bất hợp lí trong đó, PGS Văn Như Cương cho biết cái lí trong văn bản của Bộ GD&ĐT gửi các tỉnh là không ổn. Rõ ràng báo chí có chức năng của báo chí, thấy có sai sót, tiêu cực thì phải phản ánh và chịu trách nhiệm về sự đúng sai của mình. Báo chí không thể phát hiện ra tiêu cực rổi đi báo cáo với cơ quan chức năng hay công văn để trước khi đăng, và thêm nữa, cơ quan hành chính có chức năng của họ, báo chí có chắc năng của báo chí chí.

Không nên can thiệp theo kiểu

PGS Văn Như Cương



Bộ GD&ĐT không thể can thiệp như vậy được. Việc ban hành văn bản này tôi thấy không nên, không đúng, không hợp lí. Lo sợ tiêu cực ai chả lo sợ, nhiệm vụ của Bộ là phải chỉ đạo cho các Hội đồng thi chống lại những hành động sai trái chứ không phải đi ban hành, và làm vòng ngoài giống như “nếu phát hiện ra sai trái thì phải báo cáo với chúng tôi”, tôi cho là không phải” - PGS Văn Như Cương thẳng thắn.

Ông nói tiếp, tự bản thân của Bộ nên làm tốt hơn để chống tiêu cực, nếu báo chí có phát hiện ra tiêu cực thì Bộ phải chịu, thậm chí phải cám ơn báo chí về những phát hiện đó. Và, vụ việc tiêu cực tại Đồi Ngô (Bắc Giang) năm trước là một ví dụ.

Không nên can thiệp theo kiểu "bịt mồm" báo chí

Cũng đồng quan điểm, thầy Đỗ Việt Khoa (một người chống tiêu cực trong thi cử những năm gần đây) cho biết, việc Bộ ban hành văn bản này là chuyện không lạ đối với dư luận và giới phóng viên nói chung.

Tôi được biết rất nhiều cơ quan chức năng can thiệp vào chức năng của báo chí theo kiểu “bịt mồm” báo chí, đề nghị báo không đăng việc này, việc kia. Nên dư luận trong thời gian qua thường tìm tới các luồng thông tin không chính thống để đọc. Đó là thiệt thòi lớn trong thời đại thông tin hiện nay. Bộ GD&ĐT chỉ đạo ra văn bản này cũng rất giống với nhiều địa phương khác chỉ đạo như việc như vậy, can thiệp nhằm không muốn báo chí đưa tin sự thật các vấn đề tại địa phươngthầy Đỗ Việt Khoa nêu thực trạng.

Nhận định của thầy Khoa, trong vòng 3 tháng nay Bộ GD&ĐT đã ban hành 2 văn bản vấp phải sự phản ứng của dư luận. Trước đó, trong Thông tư 04 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Trong đó, nội dung cơ bản là hạn chế quyền cung cấp thông tin vi phạm là trái với Luật khiếu nại tố cáo.

Kênh Tuyển Sinh ( Trích đăng từ Báo Giáo Dục - Xem tin gốc )