>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp

Chủ trương lâu dài của Bộ GD&ĐT sau 2015, tiến tới tất cả học sinh học hết lớp 9 sẽ nắm được cơ bản kiến thức lịch sử VN, lúc đó chúng ta không phải lo lắng việc học sinh bỏ rơi môn Lịch sử.

Bộ nói gì khi ít học sinh chọn thi tốt nghiệp môn Sử?

Trao đổi với PV Infonet, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết như vậy.

Việc lấy điểm thi tốt nghiệp 50 -50, tức là 50% kết quả điểm tổng kết lớp 12 thì đã có điểm tổng kết môn Lịch sử rồi. Về mặt lý thuyết một số trường không đăng ký môn thi Lịch sử như trường TPHT dân lập Lương Thế Vinh, nhưng toàn quốc thì dứt khoát không thể như thế. Có một lượng ít học sinh đăng ký, nhưng không thể “trắng” học sinh thi môn Lịch sử được”

Theo ông Thống, việc không “trắng” học sinh đăng ký môn Sử, các cơ sở đào tạo vẫn dạy môn này chứ không bỏ hẳn. Khác hẳn với mọi năm, năm nay không thi môn Sử, sang năm sẽ thi. Hoặc năm nay thi môn Địa lý, thì năm sau thi Sử…

“Đâu phải chúng ta cứ 2 -3 năm không thi môn Lịch sử thì cả nước bỏ Lịch sử? Năm nay, dù có nhiều thí sinh không chọn lịch sử nhưng cả nước vẫn dạy lịch sử đó thôi…” – Ông Thống lý giải.

Cá nhân mỗi trường có thể không có học sinh thi, khác hẳn với chuyện Bộ không quy định thi môn Sử thì toàn bộ học sinh bỏ học, bỏ thi môn Lịch sử.

Vì vậy, mặc dù Bộ không quy định bắt buộc thi môn Lịch sử, nhưng trải đều ra các trường cả nước vẫn có học sinh thi tốt nghiệp môn Lịch sử, tiện cho thi đại học khối C.

Bộ nói gì khi ít học sinh chọn thi tốt nghiệp môn Sử?

Bộ nói gì khi ít học sinh chọn thi tốt nghiệp môn Sử?

Ông Thống đưa ra giải pháp: “Theo tôi, chúng ta giáo dục lịch sử cũng như giáo dục đạo đức công dân vậy. Giáo dục lịch sử chúng ta phải mở rộng ra tất các các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, triển lãm, tham quan di tích… cho các em học sinh.

Chứ không thể chúng ta chỉ bó hẹp giáo dục lịch sử trong nhà trường, sách vở, bài giảng… cho các học sinh. Tôi nghĩ rằng, việc trách nhiệm nhà trường giáo dục lịch sử cho các em là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ, vì vậy chúng ta phải giảng dạy lịch sử cho học sinh qua nhiều kênh khác nhau. Như vậy, học sinh sẽ  ngấm được lịch sử vào người.”

Với quan điểm như vậy, theo ông Thống không phải lo lắng, khi có ít em học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Vì nhiều em thi khối A, B, D… cũng nắm được cơ bản lịch sử và điểm lịch sử đó đã được tính vào điểm tổng kết lớp 12.

Ông Thống nêu quan điểm: “Giải pháp lâu dài sau 2015, chủ trương của Bộ là tiến tới tất cả học sinh học hết lớp 9 sẽ nắm được cơ bản kiến thức lịch sử VN. Tức là phông văn hóa cơ bản để hiểu biết về lịch sử, địa lý, sinh học… tất cả các em học sinh học hết lớp 9 phải nắm được.

Đến khi vào THPT chúng ta tiến dần theo các nước trên thế giới là phân hóa, phân ban gắn với các ngành nghề, kiến thức nghề nghiệp sau này khi vào đời. Vì vậy, cho dù các em không chọn học hoặc thi môn Lịch sử thi tốt nghiệp là điều bình thường.”

Khi vào THPT em nào thi khối liên quan đến lịch sử thì học chuyên sâu, và theo sở thích. Còn em nào không theo khối thi có môn Lịch sử thì thôi.

Theo Hiếu Nguyễn, Infornet