Học Viện Chính Trị Công An Nhân Dân

PAPPV
(Political Academy of the People's Police of Vietnam)
Thành lập năm: 2014
Tỉnh thành:Hà Nội
Địa chỉ:Địa chỉ: Số 29 đường Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Giới thiệu

Ngày 25-4-2014, Bộ Công an công bố Quyết định thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân. Sau 4 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã bước đầu khẳng định vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hàng đầu của lực lượng Công an nhân dân, được Đảng, Nhà nước, ngành Công an ghi nhận. Phát huy kết quả đạt được nhằm xây dựng Học viện trở thành cơ sở đào tạo có uy tín, trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lý luận chính trị trong Công an nhân dân, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện luôn có phương hướng, kế hoạch “đi tắt, đón đầu” chủ động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Học viện Chính trị Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Học viện) là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có chức năng đào tạo trình độ đại học, sau đại học; bồi dưỡng chức danh, nghiệp vụ cho cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy thuộc lĩnh vực xây dựng lực lượng, tham mưu chỉ huy Công an nhân dân; bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị cho các trường Công an nhân dân; đào tạo trình độ cao cấp, trung cấp lý luận chính trị theo quy định; tham gia giáo dục quốc phòng, an ninh; thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo theo kế hoạch của Bộ trưởng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và tổng kết lý luận về chính trị của lực lượng Công an nhân dân.

Sự ra đời của Học viện đánh dấu bước trưởng thành trong công tác giáo dục, đào tạo của lực lượng Công an nhân dân, tạo ra bước ngoặt mới trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lý luận chính trị, lĩnh vực xây dựng lực lượng, tham mưu chỉ huy trong Công an nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới.

Bốn năm qua, bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị chức năng và sự cộng tác nhiệt tình, tâm huyết của các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân, Học viện đã hoàn thành tốt chương trình công tác đề ra trong từng năm học. Các lĩnh vực công tác đều được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, bước đầu khẳng định vị thế, vai trò của Học viện trong hệ thống các học viện, trường Công an nhân dân và với toàn xã hội.

Xác định công tác giáo dục, đào tạo là trụ cột chính trong định hướng phát triển, những năm qua, Học viện đã tập trung phát triển đồng bộ các hệ đào tạo, bồi dưỡng. Đối với đào tạo đại học hệ chính quy, Học viện đã tổ chức đào tạo 3 ngành học gồm: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Tham mưu chỉ huy Công an nhân dân, Quản trị nhân lực; tổ chức tuyển sinh, đào tạo 4 khóa chính quy, tập trung với 700 học viên. Trong đào tạo cao cấp lý luận chính trị, Học viện đã chủ động phối hợp với Cục Đào tạo tham mưu cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân ký Quyết định số 11384/QĐ-X11-X14, ngày 22-9-2015 ban hành Chương trình đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị sử dụng trong nội bộ ngành Công an, trên cơ sở đó, từ năm học 2015-2016, Học viện bắt đầu tổ chức tuyển sinh, đào tạo cao cấp lý luận chính trị, đến nay, đã tổ chức đào tạo 16 khóa, với 2.027 học viên. Thực hiện Kết luận số 25-KL/TW ngày 28-12-2017 của Ban Bí thư về việc giao quyền đào tạo và xác nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị đối với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, hiện tại Học viện đang chủ trì, phối hợp với Học viện An ninh nhân dân và Học viện Cảnh sát nhân dân hoàn thiện các điều kiện phục vụ đào tạo và xác nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị trong Công an nhân dân. Ngoài ra, Học viện cũng đã chủ động tổ chức nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác như: Đào tạo cử nhân chính trị văn bằng 2; phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước cho 32 cán bộ, chiến sĩ công an; tổ chức 21 khóa bồi dưỡng chức danh lãnh đạo, chỉ huy các cấp cho 2.220 cán bộ Công an các đơn vị, địa phương; phối hợp với Văn phòng Bộ Công an tổ chức 3 lớp bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu cho 318 cán bộ. Bám sát nhu cầu thực tiễn, hiện nay, Học viện đang triển khai xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí và phóng viên, biên tập viên báo chí trong Công an nhân dân; xây dựng đề án đào tạo thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước và mở đào tạo các ngành, chuyên ngành mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với công tác giáo dục, đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận với định hướng phục vụ trực tiếp, thiết thực cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện và kịp thời phát hiện, tư vấn những vấn đề mới cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an. Đến nay, Học viện đã được các cơ quan có thẩm quyền giao chủ trì triển khai nghiên cứu 39 nhiệm vụ khoa học (trong đó có 4 nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia, 13 nhiệm vụ khoa học cấp bộ, 22 nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở); tổ chức nghiên cứu 18 chuyên đề lý luận, trong đó có 6 chuyên đề được đồng chí Bộ trưởng giao trực tiếp thực hiện. Học viện cũng đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện nay”; tổ chức 18 hội thảo, tọa đàm khoa học nhằm luận giải và đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề mới, “nóng” mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; xuất bản 30 số Tạp chí Lý luận chính trị Công an nhân dân với gần 500 bài viết của các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân về các vấn đề lý luận chính trị, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Nhằm đáp ứng tốt nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện quan tâm đầu tư, tập trung triển khai ngay từ những ngày đầu. Đến nay, Học viện đã xuất bản gần 40 giáo trình (hệ cao cấp lý luận chính trị, bổ sung hoàn thiện kiến thức trình độ trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng chức danh, văn bằng 2) và gần 30 đầu sách chuyên khảo. Trong công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, Học viện luôn bám sát chuẩn kiến thức, khung chương trình chung, đồng thời bổ sung những vấn đề mới trong công tác công an, các yếu tố đặc thù được đúc rút từ tổng kết thực tiễn các lĩnh vực công tác công an phù hợp với từng đối tượng đào tạo.

Kết hợp với công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, công tác thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa cũng được đẩy mạnh và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và học viên. Triển khai giai đoạn 1, Học viện đã trang bị 5.330 đầu sách với 29.619 bản, dữ liệu điện tử có 135.000 đầu sách. Cơ sở vật chất có 6 phòng đọc với 210 chỗ ngồi, kho tài liệu và xưởng in, 1 máy chủ và 42 máy trạm, sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp Libol phục vụ tra cứu tài liệu nội bộ, 1 máy in mã vạch, 1 máy số hóa tài liệu, 1 máy nạp khử từ, 1 cổng từ, 1 máy kiểm kê kho và hệ thống camera an ninh... Hiện nay, Học viện đang triển khai phát triển thư viện giai đoạn 2, trong đó chú trọng công tác bảo vệ tài liệu mật, thành lập hệ thống tổ chức bảo vệ tài liệu mật và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cán bộ, giảng viên và học viên thực hiện tốt công tác bảo mật.

Công tác quản lý, giáo dục học viên được tăng cường, trong đó công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học viên được đặc biệt chú trọng; thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt chính trị với nội dung, hình thức sinh động, phát huy tinh thần tự giác, tự quản của học viên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động học tập, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của học viên với các hình thức: tổ chức giao lưu giữa học viên các lớp bồi dưỡng chức danh lãnh đạo, chỉ huy với học viên hệ chính quy để chia sẻ kinh nghiệm học tập và định hướng nghề nghiệp cho học viên hệ chính quy; tổ chức cho học viên đi thực tế tại cơ sở để tích lũy kinh nghiệm, học tập phương pháp giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra, đồng thời tham gia vận động quần chúng, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân và lực lượng công an; tổ chức các câu lạc bộ học tập, thành lập nhóm học tập từ 3 đến 5 người; duy trì hành quân dã ngoại... Kết quả rèn luyện hằng năm, 100% học viên đạt loại khá trở lên, không có học viên vi phạm phải xử lý kỷ luật.

Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, công tác tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần - kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị của Học viện cũng có nhiều đột phá. Học viện đã xây dựng và ban hành 36 bộ quy chế, quy trình trên hầu hết các lĩnh vực công tác tham mưu, tổng hợp; giáo dục, quản lý đào tạo; giáo dục, quản lý học viên; quản lý nghiên cứu khoa học; tổ chức cán bộ; xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật góp phần quan trọng trong phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của Học viện. Tổ chức bộ máy và đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy được kiện toàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Học viện trong tình hình mới. Công tác đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh, tranh thủ tối đa nguồn lực góp phần vào sự phát triển của Học viện, trong đó đã ký kết quy chế phối hợp với 11 đơn vị trong và ngoài ngành Công an (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; Văn phòng Bộ Công an; Học viện Cảnh sát nhân dân; Học viện An ninh nhân dân; Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II; Công an thành phố Cần Thơ; xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Trường Lý luận chính trị Bộ An ninh Lào), tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Học viện triển khai các hoạt động phối hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ luôn được bảo đảm. Cơ sở vật chất được xây mới, cải tạo, nâng cấp; tranh thủ cơ sở vật chất (phòng học, bãi tập...) của các cơ quan, đơn vị xung quanh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của hơn 2.000 cán bộ, giảng viên, học viên. Bên cạnh đó, Học viện đã được giao 19,6 ha đất tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Bộ Công an đồng ý chủ trương cho Học viện xây dựng trụ sở tại đây để đáp ứng nhu cầu đào tạo lâu dài.

Với những kết quả đã đạt được trong 4 năm qua, Học viện Chính trị Công an nhân dân vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, 3 năm liên tục được Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng “Cờ thi đua xuất sắc” và nhiều tập thể, cá nhân được lãnh đạo các cấp khen thưởng. Có thể khẳng định, sau 4 năm đi vào hoạt động, Học viện đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, được Đảng, Nhà nước, ngành Công an ghi nhận.

Ngày 25-4-2014, Bộ Công an công bố Quyết định thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân. Sau 4 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã bước đầu khẳng định vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hàng đầu của lực lượng Công an nhân dân, được Đảng, Nhà nước, ngành Công an ghi nhận. Phát huy kết quả đạt được nhằm xây dựng Học viện trở thành cơ sở đào tạo có uy tín, trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lý luận chính trị trong Công an nhân dân, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện luôn có phương hướng, kế hoạch “đi tắt, đón đầu” chủ động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Học viện Chính trị Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Học viện) là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có chức năng đào tạo trình độ đại học, sau đại học;...