- Việc học tiếng Anh có đơn giản như học tiếng Việt?
- Có như cách ta lý luận rằng trẻ con học t/v thế nào thì ta học t/a như vậy?
Câu trả lời là: Khá phức tạp!
* Theo một số tài liệu nghiên cứu ngôn ngữ học thì trung bình trẻ con bản xứ Anh/Mỹ mất một khoảng thời gian là 6 năm để hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của mình, có vốn từ thông dụng từ 2500 tới 3000 từ, tùy điều kiện gia đình- môi trường văn hóa, có thể lên tới 5000 từ, trẻ có thể thông hiểu khoảng 13000 từ vựng tiếng anh, đại đa số nằm trong vốn từ nhận dạng(ko sử dụng nhưng có thể nhận biết trong đại đa số ngữ cảnh), chỉ có thể nhận biết ngôn ngữ ở dạng tư duy đơn giản, ko chuyên môn, vv...
Để đạt tới khả năng này: ta cần ít nhất những điều kiện sau
-Độ tuổi nhỏ hơn 7, thấp hơn càng tốt
-Sống trong môi trường sử dụng ngôn ngữ bản xứ xấp xỉ 100%(môi trường ứng dụng)
-Thời gian: 6 năm
-Dứa sự hướng dẫn ngôn ngữ hàng ngày của cha/mẹ bằng ngôn ngữ motherese/ fatherese (môi trường học tập)
-Tích cực tham gia vào hoạt động ngôn ngữ trong tối thiểu 2000 giờ cho mỗi kỹ năng
Lợi thế: Trẻ nhỏ có vô vàn khả năng mà người trưởng thành ko sở hữu
-Có cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ sơ khai hoạt động khi chưa có dữ liệu đầu vào- LAD(language acquisition Device)- theo thuyết Universal Grammar do Noam Chomsky đề xướng(đơn giản, tất cả trẻ nhỏ trên thế giới không phân biệt nguồn gốc, ngôn ngữ, địa lý, vv... khi sinh ra đều có một cơ quan xử lý ngữ pháp đặc biệt xử lý các qui tắc ngữ pháp chung, dưới điều kiện ngoại cảnh tác động của các nhân tố gia đinh- xã hội- tiếng nói- truyền thống-môi trường... sẽ nạp dữ liệu cho LAD tạo ra một thuộc tính X mới của LAD, ta nói, người đó đã có ngữ pháp X của ngôn ngữ X, do đó, người trưởng thành sống trong những cộng đồng khác nhau có thuộc tính ngữ pháp X/Y/Z khác nhau.
Dấn tới điều đó quá phức tạp trong việc đưa ra giải pháp tái cấu hình LAD để người lớn có thể học tập ngôn ngữ X như con trẻ đã từng học khi ta còn chưa hề rõ ràng LAD là cái gì)- Đây là lợi thế của trẻ nhỏ, bất lợi của người lớn.
-Trẻ con có sự tập trung khám phá ngôn ngữ cao hơn nhiều lần so với chúng ta, do nhu cầu thu thập thông tin lấp vào chỗ trống một cách tự nhiên và chưa hề có tư duy lôgic về việc phủ nhận một điều ta không muốn công nhận(ví dụ, con trẻ học yellow cho khái niệm VÀNG là một sự hiển nhiên, còn ta, ta có xu hướng fủ nhận Yellow vì khái niệm VÀNG đã đi cùng âm thanh "vàng(tiếng việt)" trong đầu ta)
-Môi trường học tập tích cực 24h một ngày, 7 ngày một tuần, 52 tuần/năm =)) dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, có được tiếp xúc với ngôn ngữ mother/fatherese- một loại ngôn ngữ được người lớn tạo ra để kích thích sự hình thành tiếng nói bản xứ trong trẻ nhỏ. Ngoài ra còn có sự tiếp cận với vô vàn luồng thông tin, đặc biệt là cơ bản, phổ dụng, chính xác.
Điều này ta không có môi trường, thứ 2, fim ảnh ko nhất thiết đem lại những thông tin ta mong muốn như trên, thông thường có sự chuyên môn hóa quá cao, bay bướm/lạm dụng trong ngôn từ, phức tạp hóa sự kiện, ý tưởng, khái niệm, tốc độ nói quá nhanh, và còn nhiều khiếm khuyết nữa. Tuy nhiên, ta ko fủ nhận những lợi ích tivi mang lại, nâng cao khả năng nghe, nhận dạng âm thanh, người xem bắt chước tập nói: YES! nhưng hệ thống này ko hoàn hảo!
-Kỹ năng Fast-mapping( 1 giả thuyết xử lý khái niệm của não bộ trẻ nhỏ, dẫn tới hiện tượng, nghe một lần hoặc vài ba lần một từ và liên kết khái niệm phù hợp, sẽ nằm mãi trong đầu trẻ), kỹ năng bắt chước chủ động(Imitation theory, cái này khỏi nói ai cũng hiểu đôi chút), Kỹ năng thông hiểu khái niệm theo một phương thức nhất định(cognitive theory),...vv mà người lớn không còn sở hữu hoặc rất ít.
* Đối với người trưởng thành, sau khi tốt nghiệp cấp ba(lứa tuổi 17-18) có ước tính vốn từ lên tới 12000 họ hàng từ(tạm dịch từ word families) và khi tốt nghiệp đại học, con số là 17000 họ hàng từ(bao gồm từ gốc: go, những biến thể giữ nguyên nghĩa: goes/went/gone/..., và những từ suy ra ở cấp độ gần từ từ gốc)
-Trung bình một người mỹ/anh biết khoảng 20000 word families, nếu bao gồm cả những thứ như biến thể hay từ liên quan: con số xấp xỉ 60000 từ
-Trên thực tế để đạt tới trình độ từ vựng này(ko xem xét khía cạnh ngữ pháp, dụng ngữ, vv) đối với người ko fải bản xứ là rất khó, nhưng ko fải ko thể. Nghiên cứu cho thấy những người nhập cư vào lãnh thổ canada có thể đạt tới mức 13500-20000 base words(not word families), nhưng chỉ đúng với những người được coi là có năng lực giao tiếp cao(highly proficient non-native speakers) và mất trung bình 11 năm 6 tháng để đạt tới mức độ trên.(trong môi trường 100% eng. và người học là người có năng lực tiếp thu cực tốt, có động lực, vv)
* Nói tóm lại, nếu chỉ sử dụng fương pháp này thì ko thể đạt được hiệu quả tối da thiếu sự hoàn thiện trong môi trường học tập. Dù có, cũng mất một lượng lớn thời gian để đạt tới trình độ con trẻ 2500-5000 từ, và lâu hơn thế để tới 13500-20000 base words! Ngoài ra còn có sự bất ổn định trong khái niệm học như trẻ nhỏ, ta fải tái thiết lập cơ chế hoạt động não bộ ít nhất là như trên bằng một số thủ thuật luyện tập tâm lý trước khi bắt đầu qui trình. nếu để nó về một cách tự nhiên, tất nhiên, tốn thêm time!
-Ta ko nhất thiết fải đạt tới trình độ 13500 hay 20000 base words vì chỉ cần có 5000 word families(bao gồm cả nhé) đã được coi là có một vốn từ đáng khâm phục rồi đó. Ngoài ra ko chỉ dừng lại ở vocab. các kỹ năng grammar, dụng ngôn,... cũng là điều ta fải chú ý dài dài đấy =))
-Và do khoa học chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào cho kết quả rõ ràng về quá trình học ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, dù là theo dõi tự nhiên, hay môi trường nhân tạo.
Do đó, tất cả vẫn chỉ là một mớ lý thuyết, có ứng dụng vào vô số lĩnh vực trong thực tế nhưng chưa có học thuyết nào đủ sức tải cái phép màu chúa trời ban cho con người như thế này. Phương pháp trên mang lại nhiều mặt tích cực nhưng Nếu hiểu sai vấn đề, phương pháp có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng không lường, sai hướng kế hoạch của ta, tiêu biểu là sự lạm dụng về mặt thời gian đôi khi bị quá phung phí, sai lầm về lối tư duy, tiền bạc đầu tư, tư tưởng học tập, động lực, vv...
* Lời khuyên:
-Đối với ai có tính nhẫn nại và yêu môn ngoại ngữ này, ngần đó thời gian thì có là bao. Cố lên =)). Ta nên kếp hợp nhiều hình thức học tập vào một lúc, ko nên chỉ thiên về một cái, tùy người- tùy đồ, khi khám fá ra mình thích hợp với một fương fáp nào hơn cả thì hãy ưu tiên nó hơn. tất nhiên đừng từ bỏ những cái kia vì nó ít nhiều cũng có mặt tích cực của nó
-Đối với những ai ko có time: Ko dám khuyên gì nhiều, nhưng ta có thể đi học cấp tốc vài cua vậy, ko bít có hiệu quả ko nhưng mà...liều đi!
-Đối với pro, có nhiều thời gian rỗi mà ko bít làm việc gì: hãy tự đi tìm ra